Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm kỷ luật trong quân đội? Không tước danh hiệu quân nhân đối với nữ quân nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đúng không?
Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với nữ quân nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải không?
Tại Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với quân nhân như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.
7. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
8. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định.
9. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
10. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.
Như vậy, theo quy định trên, không được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm kỷ luật trong quân đội? Không tước danh hiệu quân nhân đối với nữ quân nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đúng không?
Tình tiết giảm nhẹ đối với quân nhân vi phạm kỷ luật được quy định như thế nào?
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau:
- Tình tiết giảm nhẹ:
+ Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
+ Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật.
+ Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về tình tiết tăng nặng như sau:
+ Vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tái phạm.
+ Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật.
+ Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó.
+ Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
* Lưu ý: Tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định đã được quy định là hành vi vi phạm kỷ luật thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Những trường hợp nào quân nhân được miễn trách nhiệm kỷ luật trong quân đội?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;
- Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
- Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?