Những trường hợp nào mà người mắc COVID-19 tự cách ly tại nhà cần phải báo ngay với Cơ quan quản lý người mắc COVID-19 tại nhà?
Những đối tượng nào mắc COVID-19 được cách ly tại nhà?
Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục 1 hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 (phiên bản 2.0) kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY năm 2022 quy định về những đối tượng mắc COVID-19 được cách ly tại nhà cụ thể như sau:
Người mắc COVID-19 bao gồm cả trẻ em thỏa tiêu chí lâm sàng và có khả năng tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe hoặc có người hỗ trợ chăm sóc.
Đối với tiêu chí lâm sàng
(1) Người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính bằng các loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi (trẻ dưới 2 tháng tuổi < 60 lần/phút, trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi < 50 lần/phút, trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi < 40 lần/phút, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi < 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn < 20 lần/phút), SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có cảm giác khó thở, không suy hô hấp.
- Không mắc bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định và có nguyện vọng cách ly tại nhà.
(2) F0 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 ít nhất 05 ngày, các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên, có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với CT < 30 hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính thì có thể xuất viện về nhà, tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).
Đối với tiêu chí về khả năng tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe
F0 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế...); có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.
Lưu ý: Nếu F0 hội đủ 2 tiêu chí trên nhưng hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19), khuyến khích F0 cách ly nơi khác (không có người thuộc nhóm nguy cơ hoặc cách ly tập trung) để giảm nguy cơ lây lan cho các thành viên khác trong hộ gia đình, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ.
Những trường hợp nào mà người mắc COVID-19 tự cách ly tại nhà cần phải báo ngay với Cơ quan quản lý người mắc COVID-19 tại nhà?
Những điều mà người mắc COVID-19 tự cách ly tại nhà không nên làm để bảo vệ sức khỏe
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục 2 hướng dẫn F0 tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY năm 2022 quy định về những điều mà người mắc COVID-19 không nên làm để tự bảo vệ sức khỏe như:
- Hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.
- Không sử dụng chung vật dụng với người khác.
- Không ăn uống cùng với người khác.
- Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.
Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc F0; giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0.
Người mắc COVID-19 có những dấu hiệu nào thì cần phải báo cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà?
Theo Mục 5 Phụ lục 2 hướng dẫn F0 tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY năm 2022 quy định về người mắc COVID-19 cần phải báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Khó thở, thở hụt hơi hoặc nhịp thở tăng (>21 lần/phút đối với người lớn; ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 01 đến dưới 05 tuổi; ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi).
- Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) < 96% (nếu đo được).
- Mạch nhanh > 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút. Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thiết bị).
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em).
- Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm da hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban... Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, khi bạn có những biểu hiện lạnh đầu ngón tay, ngón chân, bạn cần phải báo ngay về tình trạng hiện tại của bản thân cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà hoặc báo ngay cho cơ sở y tế để được hỗ trợ tư vấn làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi bị COVID-19. Trên đây là một số thông tin liên quan tới COVID-19 mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?