Nội dung chi các khoản thu của cơ sở giáo dục công lập tại Hà Nội có phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh hay không?
Nội dung chi các khoản thu của cơ sở giáo dục công lập tại Hà Nội phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Công văn 2928/SGDĐT-KHTC năm 2022 hướng dẫn như sau:
2. Các khoản thu khác
a) Đối với cơ sở giáo dục công lập
- Thực hiện theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 (Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND. Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, chúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (Uy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành. Trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Đối với việc dạy thêm, học thêm: Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về dạy thêm, học thêm: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội | ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 5502/SGDĐT-GDPT ngày 09/12/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường và các văn bản liên quan khác. Thực hiện thanh, quyết toán tiền học thêm | theo đúng quy định hiện hành; mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua
Hội đồng trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị;
+ Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu: Thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên (Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT). Cha mẹ học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
Ngoài nội dung các khoản thu tại Điều 3 đến Điều 12 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, các cơ sở giáo dục công lập không được thu bất kỳ các khoản thu nào khác.
Đối với nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2022-2023, đề nghị các cơ sở giáo dục triển khai theo quy định tại Công văn số 4267/BGDĐT-CNTT ngày 31/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2022-2023.
- Việc tiếp nhận nguồn tài trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư số | 16/2018/TT-BGDĐT); Công văn số 4658/SGDĐT-KHTC ngày 24/10/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT.
Đối với khoản thu từ sử dụng tài sản công vào việc cho thuê, liên doanh liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án theo quy định, các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc nộp toàn bộ số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước.
Theo như nội dung hướng dẫn trên thì cơ sở giáo dục công lập tại Hà Nội muốn chi các khoản từ tiền thu được của cha mẹ học sinh thì phải có văn bản thỏa thuận với cha mẹ học sinh.
Nội dung chi các khoản thu của cơ sở giáo dục công lập tại Hà Nội có phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh hay không?
Cơ sơ giáo dục dân lập, tư thục tại Hà Nội phải công khai các khoản thu khác ngoài học phí?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Công văn 2928/SGDĐT-KHTC năm 2022 hướng dẫn như sau:
b) Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tự thục
- Nguồn thu của cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và các văn bản liên quan khác.
- Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu: Thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Cha mẹ học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2009/TT
BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
- Việc tiếp nhận nguồn tài trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT; Công văn số 4658/SGDĐT-KHTC ngày 24/10/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Thông tư số 16/2016/TT-BGDĐT.
Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai các khoản thu khác theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, cụ thể: Công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (đối với cơ sở giáo dục mầm non); công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học (đối với cơ sở giáo dục phổ thông).
Theo đó, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục tại Hà Nội phải tiến hành công khai các khoản thu khác ngoài học phí.
Nguyên tắc công khai các khoản thu khác ngoài học phí là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quy chế ban hành kèm Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc công khai như sau:
- Việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục và đào tạo phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy chế này.
- Thông tin được công khai tại các cơ sở giáo dục và đào tạo và trên các trang thông tin điện tử theo quy định tại Quy chế này phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?