Nội dung cơ bản về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6? Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?

Nội dung cơ bản về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6? Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ở đâu? Câu hỏi của bạn T.Q ở Huế.

Sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vào ngày nào?

Căn cứ tại Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Tại Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2023 diễn ra ngày 23/10/2023, Quốc hội cũng sẽ tiến hành cho ý kiến đối với 08 dự án luật trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Cụ thể, theo thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội thì chương trình kỳ họp Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vào Ngày 23/11/2023:

- Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất là bản dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến lần 3 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Xem toàn bộ Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại đây: tải

Xem thêm:

>> Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức từ ngày 01/7/2024?

Nội dung cơ bản về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6? Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?

Nội dung cơ bản về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6? Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?

Nội dung cơ bản nổi bật về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6?

Tại Công văn 3377/BHXH-TT về việc đẩy mạnh truyền thông chính sách BHXH, BHYT các tháng cuối năm 2023 thực hiện truyền thông một số nội dung cơ bản về dự thảo Luật BHXH sửa đổi như sau:

(1) Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bổ sung chương III về trợ cấp hưu trí xã hội, cụ thể:

- Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo. Mức trợ cấp hưu trí xã hội do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của NSNN từng thời kỳ; Nhà nước khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm.

Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của NSNN từng thời kỳ. Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng thêm khoảng 800 nghìn người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và BHYT.

- Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng do quỹ BHXH chi trả cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được NSNN đóng BHYT.

Ví dụ: Người lao động có thời gian đóng BHXH là 5 năm với mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bình quân như hiện nay (5.800.000đ), nếu người lao động không hưởng BHXH một lần mà lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng thì có thể được hưởng với mức thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội ngay từ khi đủ tuổi nghỉ hưu thay vì phải chờ đến 75 tuổi.

(2) Quy định giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm

Tại Điều 64 của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng.

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đủ tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì phải nhận BHXH một lần.

Với quy định nêu trên, lao động nam có 15 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 33,75%, lao động nữ có 15 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%.

Mức lương hưu của những người này (tỷ lệ hưởng) có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài (20 năm như hiện nay). Tuy nhiên, với mức lương hưu hằng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh mức hưởng và trong thời gian hưởng lương hưu được quỹ BHXH đóng BHYT thì sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn cuộc sống của người lao động, sẽ có thêm nhiều người được đảm bảo lương hưu và được hưởng BHYT khi về già.

(3) Về BHXH một lần

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều quy định theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như:

(i) điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm);

(ii) hưởng trợ cấp hằng tháng và được NSNN đóng BHYT trong trường hợp có thời gian đóng BHXH không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội;

(iii) tăng mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bằng 02 tháng lương bình quân đóng BHXH (hiện nay là 0,5 tháng) cho mỗi năm đóng BHXH sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.

Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 02 phương án tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 70, cụ thể như sau:

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với nhóm người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Đối với nhóm người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần theo điều kiện này.

Theo BHXH Việt Nam thì phương án này có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần của thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW; tiến tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế 5 , giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH so với phương án 2 nhưng trong dài hạn thì phương án này tối ưu hơn. Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động.

Nhược điểm: Do chỉ hạn chế hưởng BHXH một lần đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực, cho nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần. Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và sự lựa chọn của bản thân người lao động, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần.

Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".

Ưu điểm:

- Đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW. Hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.

- Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì người lao động cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia);

- Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn; có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu;

- Đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn.

Nhược điểm:

- Chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần thời gian đóng nên sẽ ảnh hưởng tới giảm mức hưởng sau này khi đủ điều kiện hưởng.

- Người lao động không được giải quyết hưởng BHXH một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác bị giảm quyền lợi trước mắt; đồng thời, có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần trước khi Luật có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, theo phương án này thì tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.

(4) Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện

Dự thảo Luật BHXH quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con (bằng mức mà NSNN đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số).

Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của NSNN từng thời kỳ.

Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do NSNN đảm bảo nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách (đặc biệt đối với lao động trẻ), gia tăng quyền lợi cho người tham gia trong khi người tham gia sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung cơ bản về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6? Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?
Pháp luật
Những điểm mới, quan trọng trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi? Giảm điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu, quy định về hưởng BHXH một lần như thế nào?
Lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo đề xuất Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
Lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo đề xuất Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
6,279 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào