Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia?
- Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên cấp quốc gia?
- Việc tổ chức quản lý khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
- Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:
- Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn.
- Thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài hoang dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên.
- Diện tích đất, mặt nước; hiện trạng sử dụng đất, mặt nước; số lượng dân cư sống tại nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn.
- Vị trí địa lý, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
- Kế hoạch quản lý khu bảo tồn.
- Tổ chức quản lý khu bảo tồn.
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
- Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.
Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên cấp quốc gia?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên việc quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Việc tổ chức quản lý khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định việc tổ chức quản lý khu bảo tồn như sau:
- Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn như sau:
- Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn.
- Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn.
- Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.
- Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn.
- Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?