Nội dung điều khoản tham chiếu trong hoạt động lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân bao gồm những gì?
Nội dung điều khoản tham chiếu đối với vị trí tư vấn cá nhân cần tuyển chọn bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 42 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân như sau:
Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân
1. Bên mời thầu tổ chức lập điều khoản tham chiếu, dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cá nhân cần tuyển chọn và xác định danh sách từ 03 đến 05 tư vấn cá nhân trình chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp xác định chỉ có duy nhất 01 tư vấn cá nhân đáp ứng yêu cầu để thực hiện hợp đồng, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:
a) Mô tả tóm tắt về dự án;
b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của chuyên gia tư vấn;
d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).
2. Tư vấn cá nhân có thể bao gồm một hoặc một nhóm chuyên gia. Trường hợp tư vấn là nhóm chuyên gia thì các chuyên gia phải cử đại diện để giao dịch với bên mời thầu, chủ đầu tư.
3. Căn cứ hồ sơ do bên mời thầu trình, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân.
Như vậy, theo quy định, nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:
- Mô tả tóm tắt về dự án;
- Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện hợp đồng;
- Yêu cầu về năng lực, trình độ của chuyên gia tư vấn;
- Các điều kiện và địa điểm thực hiện hợp đồng;
- Các nội dung cần thiết khác (nếu có).
Nội dung điều khoản tham chiếu trong hoạt động lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ lý lịch khoa học mà tư vấn cá nhân cần chuẩn bị là gì?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt và ký kết hợp đồng như sau:
Gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt và ký kết hợp đồng
1. Sau khi điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân được phê duyệt, bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu đến các tư vấn cá nhân có tên trong danh sách, trong đó nêu rõ thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ lý lịch khoa học.
2. Nộp hồ sơ lý lịch khoa học:
Tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu và đề xuất kỹ thuật (nếu có) nộp cho bên mời thầu theo thời gian, địa chỉ trong thư mời.
3. Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học:
Căn cứ nội dung của điều khoản tham chiếu, bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của từng tư vấn cá nhân. Tư vấn cá nhân có tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Đấu thầu; có hồ sơ lý lịch khoa học và đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu sẽ được bên mời thầu mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
4. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
5. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của các tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng và nội dung của điều khoản tham chiếu.
Như vậy, theo quy định, tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu và đề xuất kỹ thuật (nếu có) nộp cho bên mời thầu theo thời gian, địa chỉ trong thư mời.
Thời gian lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu là bao lâu?
Theo Điều 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu
1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:
a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn.
Trường hợp trong thời hạn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, nhà thầu không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu không bị tiết lộ.
3. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
4. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, theo quy định, toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?