Nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Nguồn ngân sách nhà nước gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định như sau:
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Nguồn ngân sách nhà nước”
1. Nội dung phân loại
Nguồn ngân sách nhà nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được phân loại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước, cụ thể:
a) Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
b) Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước.
2. Mã số hóa nội dung phân loại
Nguồn ngân sách nhà nước được mã hóa theo 2 ký tự, trong đó:
- Nguồn vốn trong nước: Mã số 01
- Nguồn vốn ngoài nước: Mã số 50
Các mã chi tiết của mã nguồn vốn trong nước, mã nguồn vốn ngoài nước quy định tại chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).
3. Nguyên tắc hạch toán
Đối với mã nguồn trong nước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu từ theo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính bổ sung danh mục và hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp hạch toán chi tiết đến từng nguồn vốn đầu tư, thường xuyên trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước.
Như vậy theo quy định trên nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Nguồn ngân sách nhà nước” gồm có:
- Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước.
Nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Nguồn ngân sách nhà nước gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo Cấp ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Cấp ngân sách nhà nước” như sau:
- Đối với thu ngân sách nhà nước: Đơn vị nộp khoản thu vào ngân sách nhà nước không ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước hạch toán số thu theo từng cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
- Đối với chi ngân sách nhà nước: Các cơ quan, đơn vị giao dự toán, khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước khác), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số chi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục” như sau:
- Nội dung phân loại:
+ Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.
++ Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.
++ Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.
+ Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
- Mã số hóa nội dung phân loại:
+ Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
++ Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
++ Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
+ Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
- Nguyên tắc hạch toán: Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng.
- Danh mục mã Mục, Tiểu mục được quy định chi tiết tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?