Nội dung tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi gồm những gì? Yêu cầu trong tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản của trẻ em là gì?

Cho tôi hỏi: Nội dung tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi gồm những gì? Câu hỏi của anh Hải đến từ Phú Yên.

Yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 33/2017/TT-BYT quy định như sau:

Nguyên tắc và yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi
1. Nguyên tắc trong tư vấn, hỗ trợ:
a) Tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm với trẻ em;
b) Phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe của trẻ em;
c) Phù hợp với năng lực và điều kiện của cơ sở tư vấn, hỗ trợ.
2. Yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ:
a) Người tư vấn, hỗ trợ phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật và được đào tạo, tập huấn về cung cấp dịch vụ thân thiện với trẻ em;
b) Khi tư vấn, hỗ trợ phải bảo đảm thân thiện, kín đáo, bí mật, riêng tư và chia sẻ; dùng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ em;
c) Tư vấn trực tiếp cho trẻ em ở độ tuổi phù hợp hoặc tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ;
d) Giải thích cho trẻ em, cha mẹ hoặc người giám hộ về mục đích, ý nghĩa và quy trình thăm khám trong trường hợp cần thăm khám cho trẻ em.
3. Yêu cầu đối với cơ sở tư vấn, hỗ trợ:
a) Có nơi tư vấn, thăm khám riêng tư, kín đáo;
b) Có đủ nhân lực phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Có cơ chế liên kết và chuyển tuyến giữa các cơ sở tư vấn, hỗ trợ khác nhau trong cùng địa bàn hoặc các lĩnh vực can thiệp chuyên môn phù hợp.

Như vậy theo quy định trên thì yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi như sau:

- Người tư vấn, hỗ trợ phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật và được đào tạo, tập huấn về cung cấp dịch vụ thân thiện với trẻ em.

- Khi tư vấn, hỗ trợ phải bảo đảm thân thiện, kín đáo, bí mật, riêng tư và chia sẻ; dùng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ em.

- Tư vấn trực tiếp cho trẻ em ở độ tuổi phù hợp hoặc tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

- Giải thích cho trẻ em, cha mẹ hoặc người giám hộ về mục đích, ý nghĩa và quy trình thăm khám trong trường hợp cần thăm khám cho trẻ em.

Nội dung tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BYT quy định như sau:

Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ em để tư vấn cho trẻ em, cha mẹ hoặc người giám hộ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các nội dung sau đây:

- Đối với trẻ em từ 0-6 tuổi: tư vấn về cách chăm sóc và vệ sinh cơ quan sinh dục trẻ em; phòng chống bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em; giáo dục giới tính cho trẻ em; các bất thường ở cơ quan sinh dục.

- Đối với trẻ em từ 7-13 tuổi: tư vấn các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và tư vấn thêm về sự thay đổi thể chất, tâm sinh lý theo độ tuổi; giới tính; khuynh hướng tình dục. Lưu ý những nội dung sau đây:

+ Đối với trẻ em gái: tư vấn về kinh nguyệt bình thường và kinh nguyệt bất thường, vệ sinh khi có kinh nguyệt, sự rụng trứng và mang thai, hiện tượng thủ dâm;

+ Đối với trẻ em trai: tư vấn về xuất tinh, xuất tinh lần đầu; hẹp bao quy đầu, vệ sinh dương vật, hiện tượng thủ dâm.

- Đối với trẻ từ 14-16 tuổi: tư vấn trẻ em các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BYT và các nội dung sau đây: phòng tránh các bệnh phụ khoa, nam khoa; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn; các biện pháp tránh thai phù hợp; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tình dục an toàn; các kỹ năng sông như kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối, kỹ năng xác định giá trị bản thân.

- Đối với trẻ em đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:

+ Cung cấp thông tin và tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ em, hướng xử trí, điều trị và dự phòng.

+ Tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản theo nhưng nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BYT.

+ Tư vấn về những bất thường ở cơ quan sinh dục.

Nội dung tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi gồm những gì? Yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi?

Nội dung tư vấn trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi gồm những gì? Yêu cầu trong tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản của trẻ em là gì? (Hình từ Internet)

Thực hiện hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi thông qua những biện pháp nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 33/2017/TT-BYT quy định hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi thông qua những biện pháp sau:

- Xây dựng và cung cấp các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em để tiếp cận với các cơ sở tư vấn, hỗ trợ.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em theo độ tuổi phù hợp với điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở tư vấn, hỗ trợ.

- Trợ giúp, cung cấp thông tin cho trẻ em về các nội dung cần thiết khác phù hợp với khả năng và điều kiện của cơ sở tư vấn, hỗ trợ khi trẻ em có nhu cầu; chuyển trẻ em đến các cơ sở thích hợp như cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành, xâm hại tình dục; cơ sở tư vấn và điều trị những vấn đề về tâm lý, tâm thần; cơ sở cung cấp thông tin, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ trẻ em trong những lĩnh vực khác như: pháp luật, tâm lý, hôn nhân và gia đình.

- Miễn, giảm chi phí tư vấn, điều trị cho trẻ em theo các quy định pháp luật.

Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em
3,110 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em Chăm sóc sức khỏe sinh sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào