Nội dung ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt được quy định như thế nào?
Nội dung ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định nội dung dung ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt như sau:
- Tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời để xử lý, thông báo đến các đối tượng chịu ảnh hưởng của thiên tai, bảo đảm phù hợp với loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro, vị trí, tọa độ hiện tại, hướng đi và diễn biến.
- Quyết định và thực hiện các biện pháp ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai để bảo đảm an toàn đối với người, an toàn chạy tàu, phương tiện, thiết bị; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để ứng phó sự cố, thiên tai:
+ Ứng phó sự cố, thiên tai khi kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng: Tổ chức theo dõi, kiểm tra, tuần tra, chốt gác tại các vị trí mà kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng hoặc tiềm ẩn bị phá hoại do thiên tai gây ra như:
+ + Khu vực nền đường bị sạt lở, trôi vỡ nền đường, mất ổn định; nền đường bị ngập.
++ Khu vực bị đá lăn, đá đổ; khu vực hầm; các cầu có kết cấu cầu và công trình gia cố bị hư hỏng hoặc tiềm ẩn hư hỏng do thiên tai gây ra, đe dọa đến an toàn chạy tàu; khu vực đèo, dốc.
++ Cột thông tin, tín hiệu gãy, đổ; thiết bị thông tín hiệu bị ngập.
++ Khu vực tiềm ẩn ảnh hưởng do các công trình đập xả nước, đê điều tiềm ẩn khả năng gây ngập, gây hư hỏng công trình đường sắt.
++ Các vị trí khác tiềm ẩn gây mất an toàn cho người, công trình đường sắt, giao thông vận tải đường sắt, vệ sinh môi trường, nguy cơ cháy nổ do ảnh hưởng của thiên tai gây ra.
+ Ứng phó sự cố, thiên tai khi hoạt động vận tải đường sắt bị ngưng trệ:
++ Tổ chức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ, nơi bố trí tạm trú, sơ tán hành khách.
++ Bảo vệ tính mạng, tài sản của hành khách; kịp thời di chuyển đoàn tàu ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo đảm an toàn.
Nội dung ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Có những biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn nào trong hoạt động đường sắt?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn nào trong hoạt động đường sắt bao gồm:
- Khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
+ Tìm kiếm, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
+ Khẩn trương có biện pháp bảo đảm an toàn đối với công trình đường sắt.
+ Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn, ổn định, chống trôi, trượt phương tiện giao thông đường sắt trên đường hoặc trong ga.
+ Khẩn trương di chuyển phương tiện giao thông đường sắt khỏi khu vực nguy hiểm, khu vực ngập nước đến nơi an toàn.
+ Trường hợp mưa to kéo dài, gió bão mạnh, phải kiểm tra trạng thái kỹ thuật công trình đường sắt để quyết định biện pháp tổ chức chạy tàu bảo đảm an toàn.
- Khi xảy ra động đất, sóng thần:
+ Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông đường sắt.
+ Chủ động sơ tán người và phương tiện giao thông đường sắt ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.
+ Tổ chức cứu chữa người bị thương. Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho hành khách đi tàu, nhân viên đường sắt phục vụ chạy tàu bị ảnh hưởng.
+ Tham gia tìm kiếm và tổ chức cún nạn theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Bảo đảm duy trì và kịp thời xử lý thông tin liên lạc thông suốt giữa Trung tâm Điều hành giao thông vận tải đường sắt với các phòng điều hành vận tải khu vực, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các lực lượng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai trong khu vực xảy ra thiên tai.
- Chủ động điều chỉnh kế hoạch chạy tàu, tốc độ phù hợp trên các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai bảo đảm an toàn công trình, an toàn chạy tàu và an toàn cho hành khách; kịp thời cung cấp thông tin cho khách hàng về dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và năng lực kết cấu hạ tầng khu vực công trình bị hư hỏng do thiên tai gây ra.
- Tổ chức cắm biến hạn chế tốc độ, kết hợp tổ chức cảnh giới, phòng vệ tại các vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do thiên tai gây ra, các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu.
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra thiên tai, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và tài sản của khách hàng.
- Tổ chức chạy tàu, dồn tàu và sử dụng phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt và quy định của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn hoạt động đường sắt?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm như sau trong việc ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn hoạt động đường sắt:
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và triển khai chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải đến các doanh nghiệp đường sắt, đơn vị trực thuộc Cục Đường sắt Việt Nam là các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai theo quy định.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để chỉ đạo các đơn vị tham gia ứng phó sự cố, thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?