Nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự theo trình tự nào?
- Trình tự nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự như thế nào?
- Việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội trong việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự là gì?
Trình tự nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định trình tự nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án như sau:
- Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ghi rõ số tiền này được nộp ngân sách nhà nước để thi hành hình phạt tiền hoặc để thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định thi hành án có hiệu lực thi hành, Cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ nơi đang tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án có trách nhiệm gửi 03 liên ủy nhiệm chi trích từ tài khoản tạm giữ để nộp ngân sách nhà nước kèm theo quyết định thi hành án này cho Kho bạc Nhà nước.
- Ngay sau khi nhận được ủy nhiệm chi kèm theo quyết định thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2017/NĐ-CP, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Sau khi hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên chứng từ và giao cho chủ tài khoản tạm giữ 02 liên chứng từ. Chủ tài khoản tạm giữ lưu 01 liên chứng từ và gửi 01 liên chứng từ cho cơ quan đã ra quyết định về việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
Nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm giữ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án
1. Việc tạm giữ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
a) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn điều tra, truy tố được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan điều tra tiến hành tố tụng đối với vụ án;
b) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm có trụ sở;
c) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án đang được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra phải được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định của pháp luật. Việc chuyển tiền này phải được thông báo cho Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án biết.
Như vậy theo quy định trên việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
- Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn điều tra, truy tố được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan điều tra tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm có trụ sở.
- Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội mở tại Kho bạc Nhà nước.
Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội trong việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội trong việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án như sau:
- Tiếp nhận và tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nộp ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định của Nghị định 115/2017/NĐ-CP.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ trong việc thực hiện biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn trả tiền được nộp để bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?