Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự sẽ làm những gì? Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những chế độ nào?
Nữ giới có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩ vụ quân sự cụ thể như sau:
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Tại khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 qy định rằng:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
...
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
...
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng đối với công dân nữ thì nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu sẽ được phục vụ tại ngũ, nếu có trình độ chuyên môn phù hợp thì sẽ được phục vụ trong ngạch dự bị.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự không phải nghĩa vụ bắt buộc với công dân nữ.
Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự sẽ làm những gì? Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những chế độ nào? (Hình từ Internet)
Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Như vậy, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, người nhập ngũ phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội cụ thể như sau:
Phục vụ tại ngũ
Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy vào vị trí, đơn vị được tiếp nhận.
Tại khoản 1 Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, căn cứ vào ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật của người nhập ngũ, sẽ sắp xếp hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao xuống thấp, ưu tiên ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật mà quân đội không đào tạo (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 220/2016/TT-BQP).
Tuy nhiên, trước khi sắp xếp vị trí việc làm thì các đối tượng này phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quân sự phù hợp với vị trí đảm nhiệm
Phục vụ trong ngạch dự bị
Với công dân nữ đi nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị thì tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định:
- Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng.
- Nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương.
Trong đó, các đơn vị sắp xếp nữ binh sĩ dự bị gồm:
- Đơn vị hậu cần, kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Nhà trường.
- Đơn vị chuyên môn dự bị được xây dựng bởi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh...
Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những chế độ nào?
Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về những quyền lợi công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:
Khi tại ngũ
- Được nghỉ phép năm: Áp dụng với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi. Thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi, về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường (khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP).
- Thân nhân được hưởng chế độ: Hỗ trợ 500.000 đồng/thân nhân/lần nếu thân nhân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên; con đẻ, con nuôi hợp pháp được miễn, giảm học phí…
- Nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì còn được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng…
Khi xuất ngũ
Khi chỉ nhận được hỗ trợ khi đang tại ngũ mà khi xuất ngũ, công dân nữ cũng như công dân nói chung tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng các chính sách sau đây:
- Được nhận trợ cấp khi xuất ngũ
- Được hưởng thêm phụ cấp quân hàm
- Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm
- Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?