Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ?
- Đơn vị cấp nước kiểm tra, đánh giá nội bộ công trình cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
- Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ?
- Cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá độc lập về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn như thế nào?
Đơn vị cấp nước kiểm tra, đánh giá nội bộ công trình cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
Theo quy định Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc đơn vị cấp nước kiểm tra, đánh giá nội bộ công trình cấp nước sạch nông thôn như sau:
Kiểm tra, đánh giá nội bộ
1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội bộ về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện.
2. Kiểm tra, đánh giá nội bộ được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
3. Kiểm tra, đánh giá nội bộ thường xuyên bao gồm quan sát, kiểm tra tại chỗ từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo giới hạn an toàn cấp nước và đưa ra các biện pháp kiểm soát kịp thời trong trường hợp vượt giới hạn cho phép.
4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ định kỳ được thực hiện 6 tháng và hằng năm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kiểm tra, đánh giá nội bộ đột xuất khi có sự cố bất thường xảy ra và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố bất thường; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để phối hợp khắc phục sự cố trong trường hợp liên quan đến nguồn nước, nguồn điện, hành vi vi phạm pháp luật đối với công trình cấp nước.
6. Kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
Theo đó, đơn vị cấp nước có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội bộ về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo 03 hình thức: thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Kiểm tra, đánh giá nội bộ định kỳ được thực hiện 6 tháng và hằng năm.
Kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ? (Hình từ Internet)
Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ?
Tại quy định về Điều 14 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT thì công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ và xử lý nước hộ gia đình bảo đảm an toàn cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ và xử lý nước hộ gia đình được lắp đặt, vận hành, vệ sinh, thay thế định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan chuyên môn.
- Áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp với nguồn nước cấp để loại bỏ các tạp chất, chất có hại cho sức khỏe con người.
- Không sử dụng các dụng cụ, thiết bị có chứa các chất độc hại làm dụng cụ thu, xử lý và trữ nước hộ gia đình.
- Áp dụng biện pháp khử trùng thích hợp trước khi sử dụng nước cho mục đích ăn, uống.
Cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá độc lập về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn như thế nào?
Theo quy định Điều 11 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá độc lập về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn như sau:
Kiểm tra, đánh giá độc lập
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm tra, đánh giá độc lập được thực hiện định kỳ và đột xuất.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ được thực hiện hàng năm;
b) Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ban hành Quyết định kiểm tra, bao gồm các nội dung: Trưởng đoàn, thành viên đoàn, nội dung và thời gian kiểm tra, đánh giá;
c) Gửi Quyết định kiểm tra tới đơn vị cấp nước trước thời điểm kiểm tra ít nhất 5 ngày làm việc;
d) Thực hiện kiểm tra tại đơn vị cấp nước theo các nội dung quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Biên bản kiểm tra, đánh giá được lập tại đơn vị cấp nước ngay sau khi kết thúc kiểm tra; đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra; kết luận về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại đơn vị. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện đơn vị cấp nước theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được thông báo cho đơn vị cấp nước sau 5 ngày kiểm tra theo ba mức xếp loại: “Đạt”, “Đạt, cần khắc phục, hoàn thiện” hoặc “Không đạt”, kèm theo các nội dung, yêu cầu đơn vị cấp nước cần khắc phục, cải thiện và thời gian thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra 2 năm liên tục “Không đạt”, cơ quan kiểm tra báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh loại công trình khỏi danh mục công trình cấp nước an toàn;
g) Cơ quan kiểm tra đăng tải kết quả kiểm tra, đánh giá công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các nội dung sau: Tên công trình, đơn vị cấp nước; cơ quan kiểm tra; thời gian và kết quả kiểm tra, đánh giá.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất được thực hiện khi có thông tin, phản ánh của tổ chức, cá nhân về sự cố liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp; sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến nguồn nước; kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra đột xuất, tiến hành kiểm tra, đánh giá nguồn nước, chất lượng nước, công tác quản lý vận hành; các nội dung liên quan đến sự cố; kết quả xét nghiệm chất lượng nước; đánh giá nguyên nhân và lập biên bản kiểm tra, đánh giá;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá đột xuất, cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị cấp nước đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố.
4. Kinh phí thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương.
Theo đó, cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá độc lập được thực hiện định kỳ và đột xuất. Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ được thực hiện hàng năm và kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất khi có thông tin, phản ánh về sự cố liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp, ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ và đột xuất được thực hiện chi tiết theo quy định như trên.
Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?