Ông bà có được làm người giám hộ của cháu? Bố, mẹ đã ly hôn không nuôi dưỡng cháu tốt thì ông bà có giành quyền nuôi cháu được không?
Khi cha mẹ ly hôn, con cái sẽ do ai nuôi dưỡng? Trường hợp nào thì con sẽ được giao cho người khác giám hộ mà không phải cha mẹ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
...
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định trên, khi cha mẹ ly hôn con cái sẽ được quyết định theo các cơ sở:
- Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì con sẽ được giao cho bên mà hai người đã thỏa thuận
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Căn cứ tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Như vậy, con cái sẽ được giao cho người khác giám hộ mà không phải cha mẹ sau khi cha mẹ đã ly hôn trong các trường hợp sau:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Ông bà có được làm người giám hộ của cháu? Bố, mẹ đã ly hôn không nuôi dưỡng cháu tốt thì ông bà có giành quyền nuôi cháu được không?
Ông bà được làm người giám hộ của cháu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo đó, ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
Căn cứ tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậy, cháu sẽ được giao cho ông bà giám hộ khi người giám hộ đương nhiên của người chưa vị thành niên thuộc trường hợp tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 và anh chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ.
Ông bà có được giành lại cháu để nuôi khi biết cháu không được nuôi dưỡng tốt không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, ông bà có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo đó, ông bà có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trên các căn cứ cho rằng cha hoặc mẹ đang nuôi cháu không đủ điều kiện trực tiếp chăm nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?