Phá hoại cảnh quan, xâm chiếm trái phép hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như sau:
- Các hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên được xác lập theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa được áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.
- Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn, trừ các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, đánh bắt, khai thác động vật hoang dã, thực vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập nước, trừ trường hợp tội phạm về môi trường và trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn đất ngập nước;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi san lấp, đào đắp, thay đổi, ngăn dòng chảy tự nhiên làm thay đổi chế độ thủy văn trong khu bảo tồn đất ngập nước; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép trong khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn đất ngập nước;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đất ngập nước;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và suy giảm thành phần loài trong khu bảo tồn đất ngập nước;
+ Các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
- Hành vi phá hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 400 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 400 m2 đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800 m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại dưới 100 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 100 m2 đến dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
+ Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 300 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.
- Hành vi hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên là vùng đất ngập nước quan trọng ngoài khu bảo tồn, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi gây tổn hại đến sinh cảnh của các loài chim nước, chim di cư;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
+ Hành vi gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm thì áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép, hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên đối với vùng lõi của di sản thiên nhiên khác được xác lập theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 400 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 400 m2 đến dưới 800 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800 m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
+ Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển.
Như vậy, hành vi trên của bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và tùy thuộc vào diện tích phá hủy sẽ bị xử phạt với số tiền khác nhau tại khoản 5 Điều Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
"Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Phá hoại cảnh quan, xâm chiếm trái phép hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên như sau:
- Hành vi vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng được áp dụng hình thức xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 4 Điều 138 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên) không ký hợp đồng với bên cung ứng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc với cơ quan nhận ủy thác trong trường hợp chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác.
- Hành vi bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không kê khai, kê khai không đúng hoặc chậm kê khai số tiền phải chi trả theo hình thức ủy thác vào quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.
- Hành vi sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.
- Hành vi bên cung ứng không lập Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trước khi triển khai ký kết các hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bị xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với lần đầu phát hiện hành vi vi phạm;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không khắc phục vi phạm.
- Hành vi bên cung ứng không chuyển số tiền còn lại (là tổng số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thu được trừ đi các chi phí hợp lý để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên) về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền còn lại dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Hành vi bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sai mục đích theo quy định, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 500.000.000 đồng trở lên.
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mà không thông báo theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt các loài chim nước, chim di cư tại khu bảo tồn đất ngập nước và vùng đất ngập nước quan trọng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Nghị định này.
- Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu vực di sản thiên nhiên, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
- Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ ở ngoài khu di sản thiên nhiên, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ, bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có giá trị dưới 15.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?