Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
- Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
- Phải thực hiện công việc gì để đảm bảo an toàn khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
- Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam được quy định như thế nào?
Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
Căn cứ tại Điều 46 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường như sau:
- Thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hạn chế tới mức thấp nhất những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường như ô nhiễm đất, nước, rừng, không khí, gây hại cho hệ thực vật và động vật, làm mất cân bằng sinh thái hoặc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường dân sinh.
- Lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí? (Hình từ Internet)
Phải thực hiện công việc gì để đảm bảo an toàn khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
Căn cứ tại Điều 47 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải thực hiện các công việc về an toàn như sau:
- Lập vùng an toàn và duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình dầu khí và máy móc thiết bị như sau:
+ Khoảng cách tối thiểu vùng an toàn cho các công trình dầu khí trên biển là năm trăm mét (500 m) trở ra tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía hoặc từ vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Trong phạm vi hai (02) hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí (bao gồm các công trình ngầm dưới đáy biển), các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển. Trong phạm vi vùng an toàn, người không có trách nhiệm không được xâm nhập, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Vùng an toàn xung quanh các thiết bị, công trình phục vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền do Bộ Công Thương quy định, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí.
- Không xây dựng công trình, thả phương tiện nổi cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh công trình, phương tiện ở nơi có nguy cơ cản trở cho việc lưu thông các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý cảng biển, luồng hàng hải.
- Trước khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, nhà thầu phải xây dựng và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với các tài liệu sau:
+ Trước khi triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thực địa:
++ Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại.
++ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
+ Trước khi tiến hành phát triển mỏ dầu khí:
++ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
++ Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại.
++ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
- Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn theo chương trình quản lý an toàn đã được phê duyệt.
- Cập nhật số liệu và hoàn thiện báo cáo đánh giá rủi ro, báo cáo việc thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
- Ghi chép đầy đủ các sự cố, tai nạn xảy ra.
- Thông báo khẩn cấp và áp dụng ngay các biện pháp khắc phục trong trường hợp bị tai nạn hoặc sự cố theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam như sau:
- Nghĩa vụ bán dầu thô tại thị trường Việt Nam:
+ Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ dầu thô thuộc quyền sở hữu của nhà thầu tại thị trường Việt Nam;
+ Phần dầu thô do Chính phủ Việt Nam yêu cầu đối với từng nhà thầu bán tại thị trường Việt Nam được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dầu thô thuộc sở hữu của nhà thầu đó và tổng số dầu thô thuộc sở hữu của tất cả các nhà thầu khai thác dầu khí tại Việt Nam;
+ Giá bán dầu thô theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam là giá bán cạnh tranh quốc tế.
- Nghĩa vụ bán khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam: Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ khí thiên nhiên thuộc sở hữu của nhà thầu trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí.
- Chính phủ sẽ bồi thường các chi phí trực tiếp và hợp lý do nhà thầu phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng đã ký với bên thứ ba để thực hiện yêu cầu của Chính phủ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Nghị định 95/2015/NĐ-CP. Nhà thầu có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến yêu cầu bồi thường. Trong mọi trường hợp, giá trị bồi thường không vượt quá mức phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có) mà nhà thầu phải gánh chịu với bên thứ ba.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?