Phạm nhân trốn trại sẽ bị xử tội gì? Phạm nhân trốn khỏi trại giam bị bắt về có bị tăng án không?
Phạm nhân trốn trại sẽ bị xử tội gì? Phạm nhân trốn khỏi trại giam bị bắt về có bị tăng án không?
Căn cứ theo Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau:
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Như vậy, phạm nhân trốn trại sẽ bị xử tội trốn khỏi nơi giam, giữ với mức phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu phạm tội có tổ chức hoặc dùng vũ lực đối với người canh gác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 42 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giải quyết trường hợp phạm nhân trốn trại như sau:
(1) Khi phạm nhân bỏ trốn, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải tổ chức truy bắt ngay, báo cáo về cơ quan quản lý thi hành án hình sự và thông báo cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện phạm nhân bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
Mọi trường hợp phạm nhân bỏ trốn đều phải được lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
(2) Phạm nhân đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận phạm nhân đầu thú lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc giao phạm nhân đó cho cơ quan thi hành án hình sự nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phạm nhân trốn trại sẽ bị xử tội gì? Phạm nhân trốn khỏi trại giam bị bắt về có bị tăng án không? (Hình ảnh Internet)
Người canh gác trại giam để phạm nhân bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 376 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn như sau:
- Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm vụ án bị tạm đình chỉ;
+ Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
+ Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm vụ án bị đình chỉ;
+ Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
+ Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;
+ Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để 06 người trở lên bỏ trốn;
+ Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để phạm nhân bỏ trốn có thể bị phạt tù lên đến 10 năm.
Người đánh tháo phạm nhân sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, không chỉ phạm nhân bỏ trốn mà người lợi dụng chức vụ quyền hạn để giải thoát, tiếp tay cho phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam cũng sẽ bị xử lý hình sự. Tùy theo mức độ, tính chất hành vi mà người đánh tháo sẽ có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 12 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?