Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe? Dừng xe, đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không?
Cấm dừng xe và cấm đỗ xe được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về cấm dừng xe và cấm đỗ xe như sau:
"Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ."
Như vậy, dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiên giao thông trong một khoản thời gian nhất định còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện không giới hạn thời gian.
Bên cạnh đó khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được rời khỏi vị trí lái, đồng thời phải bật đèn cảnh báo. Đối với đỗ xe, tài xế chỉ được phép rời khỏi xe sau khi thực hiện các biện pháp an toàn.
Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe? Dừng xe, đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không? (Hình từ internet)
Phân biệt tiêu chuẩn của biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xem quy định?
Theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Về: Biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe":
- Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, đặt biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe".
- Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.
- Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d "Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
- Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào thời gian nhất định thì dùng biển số S.508 (a, b).
- Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển số P.130 nhắc lại.
Về Biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe":
- Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe".
- Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.
- Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.
- Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm c, d mục B.30 đối với biển số P.130.
- Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại.
Dừng xe, đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không?
Phương tiện | Hành vi | Mức phạt |
Ô tô | - Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | 400.000 - 600.000 đồng |
Ô tô | - Đỗ xe nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | 800.000 - 01 triệu đồng |
Xe máy | - Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe; - Đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm h khoản 2 Điều 6 được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | 300 - 400 đồng |
Như vậy, việc phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe được quy định cụ thể tại pháp luật về giao thông vận tải cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?