Phân hệ kế toán thuế, phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế, phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế là gì? Yêu cầu đối với phân hệ kế toán thuế như thế nào?
Phân hệ kế toán thuế là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2021/TT-BTC định nghĩa phân hệ kế toán như sau:
Phân hệ kế toán thuế là một ứng dụng được thiết lập trên Hệ thống TMS để thực hiện công tác kế toán thuế của ngành thuế theo quy định tại Thông tư này, bao gồm thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, xử lý chứng từ kế toán thuế, ghi sổ kế toán thuế và lập báo cáo kế toán thuế của cơ quan thuế.
Phân hệ kế toán thuế, phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế, phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế là gì? Yêu cầu đối với phân hệ kế toán thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với Phân hệ kế toán thuế là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định yêu cầu chi tiết đối với Phân hệ kế toán thuế như sau:
- Phải đảm bảo chấp hành đầy đủ pháp luật kế toán, pháp luật quản lý thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật giao dịch điện tử.
- Phải có khả năng nâng cấp, sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi của pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ của kế toán thuế, nội dung kế toán thuế, phương pháp hạch toán kế toán thuế mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.
- Tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tuân thủ các yêu cầu về kế toán cũng như phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán thuế theo quy định hiện hành; đảm bảo sự phù hợp, không trùng lắp giữa các số liệu kế toán; có khả năng dự báo, phát hiện, ngăn chặn các sai sót khi cập nhập dữ liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán thuế.
- Phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu, có khả năng phân quyền đến từng người sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; có khả năng tổ chức theo dõi thời gian truy cập, thao tác của người sử dụng, nội dung cập nhật, sửa đổi, xóa dữ liệu của người truy cập; có khả năng lưu lại các dấu vết trên sổ kế toán thuế về việc sửa chữa sổ kế toán thuế; có khả năng phục hồi được các dữ liệu, thông tin kế toán trong các trường hợp phát sinh sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
- Các nguyên tắc xử lý dữ liệu kế toán thuế trên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế phải tuân thủ quy định của Thông tư này và quy định theo thẩm quyền bằng văn bản của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Khi có nghiệp vụ kế toán thuế mới phát sinh, phải có văn bản hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế; đồng thời, cập nhật các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán thuế, tài liệu hướng dẫn sử dụng đồng bộ trong Phân hệ kế toán thuế.
- Tổng cục Thuế quản lý thống nhất hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế, quản lý việc phân quyền sử dụng, bảo mật thông tin dữ liệu về kế toán thuế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy kế toán thuế tại cơ quan thuế các cấp.
- Công chức thuế khi thực hiện nhập, tra cứu dữ liệu kế toán thuế từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc được sự phê duyệt của người có thẩm quyền; phải dùng đúng tên, tài khoản sử dụng và mật mã an ninh đã được cấp để xử lý, tra cứu các dữ liệu kế toán thuế từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế; định kỳ hoặc đột xuất phải thay đổi mật mã an ninh. Khi có thay đổi nhiệm vụ phải thông báo cho bộ phận quản trị ứng dụng để thay đổi quyền truy cập dữ liệu phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới được phân công. Quản trị ứng dụng phải thu hồi quyền truy cập hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán thuế đối với công chức không còn nhiệm vụ liên quan đến kế toán thuế.
Phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 111/2021/TT-BTC định nghĩa về phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế như sau:
Các phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế là các chức năng được thiết lập trên Hệ thống TMS hoặc thiết lập trên các ứng dụng quản lý thuế ngoài hệ thống TMS để xử lý các nghiệp vụ quản lý thuế theo các quy trình nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành (bao gồm: Quản lý hồ sơ thuế (QHS), Đăng ký thuế (ĐKT), Xử lý Tờ khai thuế (XLTK), Xử lý Quyết định (XLQĐ), Xử lý Hoàn thuế (XLHT), Xử lý Miễn giảm thuế (XLMG), Quản lý nợ thuế (QLN), Thanh tra kiểm tra (TTR), Quản lý trước bạ, nhà đất (TB-NĐ)…).
Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 111/2021/TT-BTC định nghĩa về phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế như sau:
Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế là một ứng dụng được thiết lập trên Hệ thống TMS được tích hợp với các phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế khác trong Hệ thống ứng dụng quản lý thuế để ghi chép, phản ánh, xác định số tiền thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của từng người nộp thuế; cung cấp các số liệu này cho các phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế theo quy trình nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
Các thông tin ghi chép về nghĩa vụ của người nộp thuế tại Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế phải bao gồm các nội dung thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này để đảm bảo có khả năng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và truyền tự động thông tin đầu vào của kế toán thuế cho Phân hệ kế toán thuế được quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?