Phân loại chất lượng môi trường đất: Mẫu báo cáo thông tin về khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực ô nhiễm hóa chất?
Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất là gì?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất bao gồm:
a) Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b) Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
c) Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d) Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, khu vực thuộc 1 trong 4 khu vực trên phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất.
Về việc trách nhiệm điều tra, đánh giá chất lượng môi trường đất, được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đồng thời, tại Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022 để triển khai thực hiện nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại khu vực đất bị ô nhiễm, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 25 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phân loại chất lượng môi trường đất: Mẫu báo cáo thông tin về khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực ô nhiễm hóa chất? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo thông tin về khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời?
Mẫu báo cáo về thông tin về các điểm có khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về hiện trạng cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời; loại hình sản xuất; quy mô, công suất (nếu có);
(5) Mức độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của khu vực (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào, thời gian đóng cửa, di dời);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực (nếu có); so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Lưu ý: Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy.
Mẫu báo cáo thông tin về khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật?
Mẫu báo cáo thông tin về khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và đặc điểm ô nhiễm;
(5) Mức độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của khu vực (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?