Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng ra sao?
- Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng thì công trình quốc phòng và khu quân sự được chia làm mấy loại?
- Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng như thế nào?
- Nhà nước đã có những chính sách gì trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
- Nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng thì công trình quốc phòng và khu quân sự được chia làm mấy loại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành loại A, loại B, loại C và loại D.
Theo đó, theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành 4 loại:
- Loại A
- Loại B
- Loại C
- Loại D.
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng ra sao? (Hình từ Internet)
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
(1) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm công trình chỉ huy, công trình tác chiến, bảo đảm tác chiến; công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành trung ương; sân bay quân sự, bến cảng quân sự; hang động tự nhiên được cải tạo hoặc quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến, phòng thủ; thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại;
- Khu quân sự gồm khu vực sở chỉ huy các cấp, căn cứ quân sự, khu vực bố trí trận địa chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.
(2) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại B phục vụ nhiệm vụ luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện;
- Khu quân sự gồm trường bắn, trung tâm huấn luyện, khu vực phục vụ diễn tập quân sự thuộc Bộ Quốc phòng.
(3) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại C phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, bao gồm:
- Công trình quốc phòng để cất trữ đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật các cấp; cất trữ vật chất hậu cần, xăng dầu phục vụ quân đội; công trình phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị;
- Khu quân sự gồm kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí, khu vực xử lý tiêu hủy vũ khí, đạn dược.
(4). Công trình quốc phòng và khu quân sự loại D phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, nhà bếp, hội trường, nhà chuyên dùng, công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Khu quân sự gồm trụ sở cơ quan quân sự các cấp, doanh trại quân đội, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, bệnh xá, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng quân đội, trung tâm văn hóa, thể thao quốc phòng, khu nhà công vụ, bảo tàng quân sự và cơ sở giam giữ.
Nhà nước đã có những chính sách gì trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ chính sách của nhà nước trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Bảo đảm nguồn lực cho quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, ưu tiên địa bàn chiến lược, trọng điểm về quốc phòng, công trình quốc phòng, khu quân sự đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
- Có chế độ, chính sách phù hợp cho các lực lượng quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Có chế độ, chính sách phù hợp để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị tác động, ảnh hưởng do hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
- Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?