Phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025”?
Trong thời gian 10 năm tính từ năm 2011, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên cả nước đã có những thành công nhất định. Phong trào đã trở thành trọng tâm và thực sự đi vào cuộc sống người dân qua đó nâng cao tinh thần hưởng ứng các phong trào yêu nước và thu hút được sự tham gia đông đảo từ phía người dân. Nhằm tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được và để phong trào ngày càng phát triển sâu, rộng hơn để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của toàn dân trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025” kèm theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022.
Để thực hiện phong trào thi đua, Thủ tướng đã đưa ra những mục đích và yêu cầu gì?
Theo tiểu mục 1 mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những mục đích của Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua như sau:
- Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ hống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025:
+ Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
+ Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
+ Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
+ Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Theo tiểu mục 2 mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những yêu cầu để thực hiện Phong trào thi đua như sau:
- Phong trào thi đua tiếp tục là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hoạt động cụm, khối thi đua; đánh giá kết quả Phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua hàng năm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.
- Triển khai sâu rộng phong trào thi đua từ trung ương đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thực chất, tránh chạy theo thành tích và phù hợp với thực tiễn; gắn triển khai Phong trào với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương cũng như toàn xã hội.
- Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải thực chất, công khai, minh bạch, khách quan, tránh chạy theo thành tích để tạo động lực thúc đẩy Phong trào thi đua phát triển. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến.
- Đến năm 2025, các cấp, các ngành tiến hành tổng kết Phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Nội dung và giải pháp thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025”?
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025” gồm nội dung gì?
Theo mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai những nội dung của phong trào thi đua như sau:
- Các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua; tập trung xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện Phong trào thi đua trên địa bàn, trong đó chú trọng:
+ Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp với từng vùng, miền, địa bàn và dân cư làm mục tiêu để tổ chức, triển khai, đánh giá Phong trào thi đua.
+ Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai, thực hiện Phong trào thi đua.
+ Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, thành phố và nước ngoài tích cực tham gia, đóng góp trí tuệ, công sức, phát huy nội lực và đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng nông thôn mới.
+ Tuyên truyền, vận động củng cố, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới.
+ Từng cấp phấn đấu hoàn thành sớm hoặc đúng theo kế hoạch, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, vận động, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức giám sát thực hiện xây dựng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của Phong trào.
Như vậy, nội dung của phong trào thi đua phải được xây dựng phù hợp với tiêu chí, điều kiện của từng vùng, địa phương. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để thực hiện nội dung phòng trào thi đua.
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp gì để thực hiện phong trao thi đua?
Theo mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những giải pháp để thực hiện phong trào thi đua như sau:
- Các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cụm, khối thi đua căn cứ đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức “xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, thường xuyên, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc”, xây dựng nông thôn mới bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, bền vững, lấy người dân làm chủ thể tham gia và hưởng thụ thành quả của nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, qua đó tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025.
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Phong trào thi đua.
- Các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua trong giai đoạn mới với nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn, biện pháp cụ thể, tránh hình thức, lãng phí; chú trọng chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng cách làm hay, mô hình mới, hiệu quả; tổ chức sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua theo đúng tiến độ.
Theo đó, các Bộ, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan phải tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh mặt truyền thông để nâng cao nhận thức xây dựng nông thôn mới đến với quần chúng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?