Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo Nghị quyết 91/2023/QH15 được hướng dẫn thực hiện thế nào?
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thế nào?
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật NSNN trong lập, xét duyệt, thẩm định và gửi báo cáo quyết toán NSNN thế nào?
- Thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Ngày 13/11/2023, Bộ Tài chính ban hành Công văn 12374/BTC-KBNN hướng dẫn về việc triển khai Nghị quyết 91/2023/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 12374/BTC-KBNN năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước dã nêu tại Chỉ thị 22/CT-TTg nêu trên, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.
- Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước.
- Rà soát, có giải pháp khắc phục triệt để các sai phạm xảy ra trong quá trình lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN đã được nêu tại Nghị quyết 91/2023/QH15 của Quốc hội, Báo cáo tiếp thu, giải trình 497/BC-UBTVQH15, Báo cáo thẩm tra 1242/BC-UBTCNS15 và Báo cáo kiểm toán 38/BC-KTNN của Kiểm toán nhà nước (đính kèm).
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác lập, thẩm định dự toán thu NSNN, ước thực hiện thu NSNN bảo đảm sát đúng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
- Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
Đẩy nhanh công tác thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán các chương trình, dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
- Chuyển nguồn ngân sách nhà nước.
Hướng dẫn triển khai Nghị quyết 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 thế nào? (Hình từ internet)
Thực hiện nghiêm các quy định của Luật NSNN trong lập, xét duyệt, thẩm định và gửi báo cáo quyết toán NSNN thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 12374/BTC-KBNN năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong lập, xét duyệt, thẩm định và gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước như sau:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 trong lập, xét duyệt, thẩm định, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:
- Không trình và xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đối với:
+ Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định;
+ Các khoản thu, chi đã được Kiểm toán nhà nước kết luận, kiến nghị xử lý trong niên độ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước thời điểm thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm và các năm trước nhưng chưa xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước.
- Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cá nhân lập, xét duyệt, thẩm định và gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định.
- Gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 về Bộ Tài chính đúng thời hạn quy định tại Điều 70 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 12374/BTC-KBNN năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước:
- Khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước.
- Trong năm 2023, xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản thu, chi, chuyển nguồn ngân sách nhà nước không đúng quy định theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong niên độ ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước đã dược cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước nhưng chưa xử lý theo quy định tại Điều 73 của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước:
+ Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến tài chính, ngân sách
Đề nghị tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2021 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 theo quy định tại khoản a điểm 7 Chỉ thị 22/CT-TTg nêu trên, đồng thời tiếp tục cập nhật tình hình thực hiện đến ngày 31/12/2023 gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/01/2024 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
Căn cứ quy định tại điểm b, mục 7 Chỉ thị 22/CT-TTg nêu trên, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương rà soát, báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công đối với niên độ 2021 và 2020 trở về trước, gửi Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
- Báo cáo kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:
Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán báo cáo cụ thể về danh sách, mức độ vi phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước niên độ 2021 và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc không triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với niên độ 2020 trở về trước theo Nghị quyết của Quốc hội gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?