Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể? Vai trò của phép biện chứng duy vật?

Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể? Vai trò của phép biện chứng duy vật?

Phép biện chứng duy vật là gì?

>> Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết

>> Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực?

>> Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Ví dụ về mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội chi tiết?

>> Vật chất quyết định ý thức là gì? Ví dụ về vật chất quyết định ý thức cụ thế? Ví dụ ý thức tác động trở lại vật chất?

>> Chủ nghĩa duy tâm là gì? Ví dụ chủ nghĩa duy tâm cụ thể? Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?

>> Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm lịch sử cụ thể? Ví dụ chứng minh quan điểm lịch sử cụ thể?

Hiện nay, có khá nhiều thắc mắc như: "Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật? Vai trò phép của phép biện chứng duy vật? Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật? 3 Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật?"

Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên như sau:

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận cơ bản trong hệ thống triết học của chủ nghĩa Mác - Lenin, kết hợp giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật.

Phép biện chứng duy vật, theo cách hiểu của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, là một học thuyết rộng lớn và sâu sắc về sự phát triển và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Dưới đây là hai định nghĩa nổi bật của Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật, thể hiện cách tiếp cận khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.

Ph.Ăngghen định nghĩa phép biện chứng là "khoa học về sự liên hệ phổ biến". Cụm từ "liên hệ phổ biến" nhấn mạnh đến quan điểm rằng mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy không tồn tại độc lập, mà luôn có sự liên hệ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều này có nghĩa là các hiện tượng không thể hiểu được nếu chúng chỉ được xem xét một cách tách rời mà phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với nhau và với tổng thể. Bằng cách nghiên cứu những mối liên hệ này, phép biện chứng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật vận động và phát triển của sự vật.

V.I.Lênin, khi nhấn mạnh nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng, đã khẳng định: "Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng".

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng:

- Phép biện chứng duy vật là khoa học về các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của mọi sự vật hiện tượng.

- Phép biện chứng còn là học thuyết về nhận thức, phản ánh sự phát triển liên tục và vô hạn của thế giới vật chất và tư duy con người.

- Nó thể hiện một cách tiếp cận tổng thể, sâu sắc và không phiến diện để nghiên cứu các quy luật khách quan của thế giới.

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều vận động, phát triển theo quy luật khách quan và sự thay đổi đó xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của sự vật.

Trong hệ thống triết học Mác - Lenin, phép biện chứng duy vật là công cụ nhận thức khoa học, giúp con người hiểu rõ về sự phát triển của sự vật hiện tượng qua việc nghiên cứu các quy luật biện chứng.

Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

3 Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

(1) Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại: Sự thay đổi dần dần về lượng có thể dẫn đến bước nhảy vọt về chất.

(2) Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: Mọi sự vật đều chứa đựng các yếu tố đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là nguồn gốc của sự phát triển.

(3) Quy luật phủ định của phủ định: Quá trình phát triển không phải là tuyến tính mà là một chuỗi phủ định và khẳng định liên tiếp, tạo ra sự vận động theo hình xoáy ốc, qua đó sự phát triển liên tục và tiến bộ hơn.

Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý thuyết, mà còn là phương pháp luận giúp con người nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống.

>> Quan điểm phát triển là gì? Ví dụ chứng minh quan điểm phát triển trong triết học?

>> Thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan? Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học?

>> Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể? Vai trò của phép biện chứng duy vật?

Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể? Vai trò của phép biện chứng duy vật? (Hình từ Internet)

Vai trò của phép biện chứng duy vật? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể?

Vai trò của phép biện chứng duy vật như sau:

Phép biện chứng duy vật đóng vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học Mac - Lenin và cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa duy vật có vai trò quan trọng đối với con người. Các vai trò tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật đó là: giải thích các sự vật, hiện tượng một cách khoa học và góp phần hình thành thế giới quan của con người.

Trước khi chủ nghĩa duy vật phát triển, thế giới quan của con người chủ yếu bị chi phối bởi các tư tưởng thần bí, tôn giáo và các yếu tố siêu hình. Trong thời kỳ đó, con người thường nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên và xã hội qua lăng kính tâm linh và thần thánh.

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật đã đem đến một sự chuyển biến quan trọng trong tư duy của con người. Giúp thế giới quan của con người trở nên đa chiều hơn, khoa học hơn.

Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể:

- Theo quy luật “phủ định của phủ định”:

Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng thì quả trứng đó sẽ đươc coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng gà trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con gà con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.

- Theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại:

Sau khi tan làm, A đi xe máy với quãng đường 5km từ cơ quan về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về “lượng”, cho đến thời điểm a về đến nhà thì đó là có thay đổi về “chất”. Như vậy trong trường hợp này, ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.

Thông tin trên giải đáp: ""Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật? Vai trò phép của phép biện chứng duy vật? Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật? 3 Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật?"

Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người như thế nào?

Tại Chương II Hiến pháp 2013, quyền con người được xác định cụ thể như sau:

(1) Nhóm các quyền con người về dân sự, chính trị

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;

- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; (Điều 16)

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam;

- Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.(Điều 18);

- Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 19);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định;

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Điều 20);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật đảm bảo an toàn;

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 21);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý (Điều 22);

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (Điều 24);

- Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (Điều 30);

- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

- Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

(Điều 31)

(2) Nhóm các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa

- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ .

- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 32).

- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33).

- Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi (khoản 2 Điều 35).

- Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35);

- Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 36);

- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em;

- Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập và lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí lực, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc;

- Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 37);

- Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (khoản 1 Điều 38);

- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40);

- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);

- Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)

- Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú. (Điều 49)

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm không làm bài tập đơn giản, mới nhất dành cho học sinh tham khảo?
Pháp luật
Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025? Tải mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025 ở đâu?
Pháp luật
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
Pháp luật
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
Pháp luật
Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8? Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như thế nào?
Pháp luật
Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo? Viết đoạn văn kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
Pháp luật
Viết bài văn tả bác bảo vệ của trường em lớp 5 ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Bài văn nghị luận về tình bạn ngắn gọn? Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình bạn chọn lọc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
25,623 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào