Phó Bí thư Đảng ủy xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã là cán bộ hay công chức?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định các chức vụ chức danh cán bộ công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định là cán bộ cấp xã.
Phó Bí thư Đảng ủy xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Tiêu chuẩn đối với Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định theo quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung | Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. |
Tiêu chuẩn đối với chức vụ | - Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trong một trường hợp đặc biệt, độ tuổi nêu trên có thể thay đổi dự theo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ; - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp THPT; - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; - Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. |
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Phó Bí thư Đảng ủy xã có những nhiệm vụ gì theo quy định mới?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
2. Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Bí thư Đảng ủy cấp xã;
b) Giúp Bí thư Đảng ủy cấp xã chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc của Đảng ủy cấp xã khi được Bí thư Đảng ủy cấp xã ủy nhiệm;
c) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Bí thư Đảng ủy phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Bí thư Đảng ủy cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
d) Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Bí thư Đảng ủy hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, Phó Bí thư Đảng ủy xã có 05 nhiệm vụ chính sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công;
- Giúp Bí thư chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc khi được ủy nhiệm;
- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công;
- Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác;
- Các nhiệm vụ khác.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP khi nào chính thức có hiệu lực?
Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
Theo đó, quy định mới về cán bộ công chức cấp xã sẽ được áp dụng từ ngày 01/8/2023.
Xem toàn văn Nghị định 33/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?