Phòng bệnh Dại: Nuôi chó mèo không chích ngừa bệnh Dại có bị xử phạt hay không? Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh dại thì có bị tiêu hủy không?

Cho tôi hỏi bệnh dại là gì? Nuôi chó mèo không chích ngừa dại có bị xử phạt hay không? Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh Dại thì có bị tiêu hủy không? - Câu hỏi của chị Hảo tại Long An.

Bệnh dại là gì?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về bệnh dại như sau:

Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Theo đó, hiện nay bệnh dại được xem là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Được lây truyền thông qua vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Và thường lây từ động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo.

Phòng bệnh Dại: Nuôi chó mèo không chích ngừa bệnh Dại có bị xử phạt hay không? Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh dại thì có bị tiêu hủy không?

Phòng bệnh Dại: Nuôi chó mèo không chích ngừa bệnh Dại có bị xử phạt hay không? Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh dại thì có bị tiêu hủy không? (Hình từ Ineternet)

Nuôi chó mèo không chích ngừa bệnh dại có bị xử phạt hay không?

Tại Mục 2 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm quản lý chó, mèo để phòng bệnh Dại như sau:

2. Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại
2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)
a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Mục 3 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định về việc chó mèo bắt buộc phải được tiêm phòng bệnh dại.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, chủ vật nuôi là chó mèo có trách nhiệm đảm bảo vật nuôi được chích ngừa bệnh Dại đầy đủ.

Trường hợp chủ của chó mèo không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc. Thì căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, trường hợp vật nuôi mà cắn người và lây truyền bệnh dại thì chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh Dại thì có bị tiêu hủy không?

Căn cứ Mục 6 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc xử lý động vật khi có ổ dịch Dại :

6. Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra
6.1. Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại.
b) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
c) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
d) Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.
6.2. Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt trong thời gian có dịch.
6.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.
6.4. Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, sau khi chó, mèo được chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dại và được xác nhận mắc bệnh thì bị tiêu hủy nhằm xử lý nhanh ổ dịch có nguy cơ bùng phát.

Trường hợp, không thực hiện tiêu hủy, bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, thì bị xử phạt vi phạm hành chính mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP). Mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Bệnh dại
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh dại
6,656 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh dại Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh dại Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào