Phòng chống dịch cúm gia cầm: Không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân?

Bộ Y tế hướng dẫn những biện pháp nào tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm hiện nay? Câu hỏi của bạn Dâu ở Vĩnh Long.

Bộ Y tế khuyến cáo không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân để phòng chống dịch cúm gia cầm?

Tại Công điện 258/CĐ-BYT năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm lây sang người được Bộ Y tế ban hành vào ngày 27/02/2023.

Bộ Y tế có đề cập đến thông tin về việc hiện nay tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển, đồng thời các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức, do đó hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Trước đó, vào cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm cúm A(H5N1) trên người (tại tỉnh Phú Thọ) đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay. Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

- Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N 1); các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch.

- Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Theo đó, một trong những biện pháp tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm lây sang người được Bộ Y tế khuyến cáo là không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Phòng chống dịch cúm gia cầm: Không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân?

Phòng chống dịch cúm gia cầm: Không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân? (Hình từ Internet)

Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Căn cứ vào tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm H5N1 như sau:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gà H5N1 được chia là ba mức độ thể quá cấp, thể độc lực cao, thể độc lực thấp.

Ở thể quá cấp gia cầm chết nhanh, đột ngột; chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.

Ở thể độc lực cao thì gà thường sốt cao từ 40 °C trở lên; lông gà thường xù, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ; Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết; mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết; xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân.

Bên cạnh đó, gà sẽ có một số triệu chứng về hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi; triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh; thường sẽ đi ra phân xanh, phân trắng

Ở thể độc lực thấp thì gà thường mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %.

Bệnh cúm gia cầm H5N1 nguy hiểm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 quy định như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra trên các loài gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã. Dựa vào độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta xếp loại: bệnh cúm gia cầm độc lực cao, tỉ lệ chết rất cao và cúm gia cầm độc lực thấp với triệu chứng bệnh không rõ rệt và tỷ lệ chết thấp.
Vi rút cúm A thuộc subtype H5N1, hệ gen ARN có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra những chủng, nhánh mới là nguyên nhân gây ra các ổ dịch cúm gia cầm.
...

Đồng thời căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 quy định như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.1.1. Thể độc lực cao
Trên gà: tốc độ lây lan bệnh rất nhanh, tỉ lệ chết có thể đến 100 % trong thời gian 3 ngày đến 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Trên vịt: ngỗng, bệnh ít trầm trọng hơn so với ở gà, tuy nhiên trong một số trường hợp tỉ lệ chết do bệnh trên vịt > 70 % và ngỗng > 50 %.
5.1.1.2. Thể độc lực thấp
Bệnh thể độc lực thấp không có biểu hiện rõ rệt, nếu có bệnh thường bị nhầm lẫn với các dạng nhiễm trùng khác. Tỉ lệ chết của cả đàn là 2 % đến 3 % đối với gà và không gây chết trên vịt.
...

Theo đó, bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra trên các loài gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã. Dựa vào độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta xếp loại: bệnh cúm gia cầm độc lực cao, tỉ lệ chết rất cao và cúm gia cầm độc lực thấp với triệu chứng bệnh không rõ rệt và tỷ lệ chết thấp.

Bên cạnh đó thể độc lực của bệnh như sau:

- Ở bệnh thể độ lực cao:

+ Trên gà: tốc độ lây lan bệnh trên gà rất nhanh, tỉ lệ chết có thể đến 100 % trong thời gian 3 ngày đến 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

+ Trên vịt: ngỗng, bệnh ít trầm trọng hơn so với ở gà, tuy nhiên trong một số trường hợp tỉ lệ chết do bệnh trên vịt > 70 % và ngỗng > 50 %.

Trường hợp ở bệnh thể độc lực thấp thì không có biểu hiện rõ rệt, nếu có bệnh thường bị nhầm lẫn với các dạng nhiễm trùng khác. Tỉ lệ chết của cả đàn là 2 % đến 3 % đối với gà và không gây chết trên vịt.

Bệnh Cúm gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định của pháp luật hiện hành về bệnh tích của bệnh cúm gia cầm như thế nào?
Pháp luật
TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?
Pháp luật
Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm phải cách ly? Chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào? Triệu chứng lâm sàng của gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 là gì?
Pháp luật
Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì?
Pháp luật
Nghi ngờ bệnh cúm A H7N9 trong trường hợp nào? Có những biện pháp phòng bệnh cúm A H7N9 chung nào?
Pháp luật
Người cố ý lây lan tác nhân gây bệnh cúm A H5N1 có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có quyền phạt tiền đối với người đó không?
Pháp luật
Người che giấu, không khai báo về tình trạng bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Viện Pasteur TP.HCM chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 tại các tỉnh phía Nam khi Campuchia có ca tử vong vì dịch bệnh?
Pháp luật
Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?
Pháp luật
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì cần xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Cúm gia cầm
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,017 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Cúm gia cầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Cúm gia cầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào