QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy? Các quy định chung về trạm bơm nước chữa cháy là gì?
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy ra sao?
Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA do Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định, Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 5 năm 2020.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy được xác định như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA quy định về yêu cầu an toàn, kỹ thuật đối với trạm bơm nước chữa cháy cố định trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý.
Các công trình sau đây khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định thực hiện theo Quy chuẩn này: Nhà cao trên 10 tầng; nhà công cộng tập trung đông người, gara, nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18.000 m2.
Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy quy định trong các tài liệu khác có liên quan.
(2) Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý trạm bơm nước chữa cháy cố định trên lãnh thổ Việt Nam.
Các quy định chung về trạm bơm nước chữa cháy là gì?
Theo khoản 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA, trạm bơm nước chữa cháy là tổ hợp thiết bị gồm máy bơm nước chữa cháy, bơm bù áp và phụ kiện được đấu nối thành một hệ thống để cung cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy. Phạm vi của trạm bơm nước chữa cháy được tính từ ống hút đến van chặn kết nối với đường ống chính của hệ thống chữa cháy.
Theo đó, trạm bơm nước chữa cháy phải đảm bảo các quy định chung theo tiểu mục Mục 1 Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA như sau:
Các quy định chung
1.5.1. Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng để bảo đảm:
- Thuận tiện trong quá trình vận hành, sửa chữa trạm bơm.
- Trạm bơm nước chữa cháy phải được bảo vệ nhằm tránh bị hỏng hóc do các thiệt hại gây ra do cháy nổ, ngập nước, phá hoại và các điều kiện bất lợi khác.
- Dễ dàng tiếp cận trạm bơm từ bên ngoài trong điều kiện có sự cố cháy, nổ xảy ra.
1.5.2. Thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy phải phù hợp với môi trường lắp đặt như độ ẩm, nhiệt độ, cao trình so với mực nước biển, mức độ ăn mòn của nước và hơi ẩm trong không khí.
1.5.3. Trong quá trình sử dụng phải tiến hành vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế thiết bị trạm bơm nước chữa cháy bảo đảm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của nhà sản xuất và theo các quy định của quy chuẩn này.
Như vậy, trạm bơm nước chữa cháy phải đảm bảo các quy định chung nêu trên.
QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy? Các quy định chung về trạm bơm nước chữa cháy là gì? (Hình từ Internet)
Các bước vận hành thử và nghiệm thu máy bơm nước chữa cháy như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy, quy trình vận hành thử và nghiệm thu máy bơm nước chữa cháy thực hiện như sau:
Bước 1: Thử nghiệm dòng chảy chữa cháy
- Bơm nước chữa cháy phải thực hiện ở tải danh định tối thiểu và tải cực đại mà không làm quá nóng bất kỳ bộ phận nào.
- Tổ máy bơm nước chữa cháy không được rung lớn để bảo đảm không gây thiệt hại cho bất kỳ bộ phận nào của bơm nước chữa cháy.
- Lưu lượng tối thiểu, danh định và cực đại của bơm nước chữa cháy được xác định bằng cách kiểm soát lượng nước đi qua các thiết bị thử nghiệm.
- Trường hợp trạm bơm nước chữa cháy được thiết kế có từ 02 máy bơm hoạt động đồng thời trở lên, thì thử nghiệm nghiệm thu phải bao gồm thử nghiệm dòng chảy của tất cả các máy bơm đang hoạt động đồng thời.
Bước 2: Điều khiển giới hạn áp lực tốc độ biến thiên
- Máy bơm được thử nghiệm công suất tại 0%, 25%, 50%, 75%, 100%, 125% và 150% lưu lượng tải danh định ở chế độ tốc độ danh định.
Bơm cũng được thử nghiệm ở tải tối thiểu, danh định và cực đại, với bơm nước chữa cháy hoạt động ở tốc độ danh định.
- Hệ thống chữa cháy phải được cách ly và van xả thiết lập đóng khi thử nghiệm tốc độ danh định yêu cầu trong Mục 3.1.2.1.
- Hệ thống chữa cháy phải mở và van xả thiết lập cho thử nghiệm tốc độ biến đổi yêu cầu trong Mục 3.1.2.1.
Bước 3: Thử nghiệm khởi động tải
Bơm nước chữa cháy phải được khởi động và đạt tốc độ danh định mà không bị gián đoạn trong điều kiện xả bằng tải cực đại.
Bước 4: Thử nghiệm đảo pha
Đối với động cơ điện, phải thực hiện thử nghiệm để bảo đảm rằng không có tình trạng đảo pha trong cấu hình cung cấp điện thông thường hoặc từ nguồn cung cấp điện thay thế (nếu có).
Bước 5: Thử nghiệm chuyển đổi nguồn điện
- Khi lắp đặt trạm bơm có từ 02 nguồn điện trở và công tắc chuyển đổi tự động, phải mô phỏng mất nguồn chính và chuyển đổi trong khi máy bơm đang hoạt động ở tải cực đại.
- Việc chuyển từ nguồn điện chính sang nguồn dự phòng và việc chuyển đổi ngược lại không được làm hở thiết bị bảo vệ quá dòng ở một trong hai nguồn điện.
- Phải thực hiện ít nhất một nửa các hoạt động thủ công và tự động trong Mục 3.2. 2 với bơm nước chữa cháy được nối với nguồn thay thế.
Bước 6: Quy trình đo lường
- Phải xác định và ổn định lượng nước xả từ tổ bơm nước chữa cháy.
- Ngay sau đó, phải đo điều kiện hoạt động của bơm nước chữa cháy và bộ dẫn động.
Kết quả:
- Phải so sánh kết quả vận hành, thử nghiệm hoạt động máy bơm nước chữa cháy với hiệu suất bơm ban đầu như đặc trưng thử nghiệm tại nhà máy ban đầu có xác nhận của nhà sản xuất bơm nước chữa cháy.
- Kết quả thử nghiệm vận hành, thử nghiệm hoạt động máy bơm nước chữa cháy phải đáp ứng hoặc vượt quá các đặc tính hiệu suất được ghi trên nhãn máy bơm và kết quả phải nằm trong giới hạn chính xác của thử nghiệm đã nêu ở trên của quy chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?