QCVN 03:2019/BYT quy định về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc thế nào?
- QCVN 03:2019/BYT quy định về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc thế nào?
- Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc theo QCVN 03:2019/BYT ra sao?
- Cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc?
- Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với hóa chất quá 8 giờ/ngày tính theo công thức nào?
QCVN 03:2019/BYT quy định về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc thế nào?
Căn cứ tại Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT.
Theo đó, Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học trong không khí nơi làm việc, bao gồm:
- Aceton; acid acetic; acid hydrochloric; acid sulfuric; amonia; anilin; arsenic và hợp chất; arsin; benzen; n-butanol; cadmi và hợp chất; carbon dioxide; carbon disulfide; carbon monoxide; carbon tetrachloride; chlor; chloroform; chromi (III) (dạng hợp chất);
- Chromi (VI) (dạng hòa tan trong nước) như hexavalent chromi; chromi (VI) oxide; cobalt và hợp chất; dichloromethan; đồng và hợp chất (dạng bụi); đồng và hợp chất (dạng hơi, khói); ethanol; fluor; fluoride; formaldehyde; n-hexan; hydro cyanide; hydro sulfide; kẽm oxide; mangan và các hợp chất; methanol; methyl acetat; nhôm và các hợp chất; nicotin; nitơ dioxide; nitơ monoxide; nitro benzen; nitrotoluen; phenol; selen dioxide; selen và các hợp chất; sulfur dioxide; toluen; 2,4,6 -trinitrotoluen; vinyl chloride; xăng; xylen.
Nội dung Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường lao động; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh các hóa chất trong không khí nơi làm việc.
QCVN 03:2019/BYT quy định về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc thế nào?
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc theo QCVN 03:2019/BYT ra sao?
Căn cứ tại Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT.
Theo đó, Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc quy định tại Mục 1 Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT cụ thể như sau:
Xem chi tiết Bảng Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc tại đây.
Cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc?
Căn cứ tại Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT.
Theo đó, tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT quy định cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc như sau:
Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau:
TWA = (C1.T1 + C2.T2 +...+ Cn.Tn) : T
Trong đó:
- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc (mg/m3).
- C1; C2;...;Cn: Nồng độ thực tế đo được (mg/m3) tương ứng với thời lượng đo T1;T2;...; Tn (phút).
+ Đo, lấy mẫu có thể chỉ cần một lần với thời lượng kéo dài bằng thời gian tiếp xúc trong ca làm việc nếu nồng độ hóa chất thấp.
+ Đo, lấy mẫu thường là nhiều lần (2,3,4,..., n lần), thời lượng đo, lấy mẫu mỗi lần có thể khác nhau tùy thuộc vào nồng độ hóa chất tại vị trí đo để tránh quá tải hóa chất trên giấy lọc hoặc công cụ lấy mẫu, nhưng tổng thời lượng đo bằng tổng thời lượng tiếp xúc.
- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính theo 8 giờ và T bằng 480 (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.
Có thể tiến hành đo, lấy mẫu với tổng thời lượng đo tối thiểu bằng 80% thời lượng tiếp xúc. Khi đó T là tổng thời lượng đo (tính theo phút). Trong trường hợp này, mức tiếp xúc ở khoảng thời gian còn lại sẽ được xem như tương đương với mức tiếp xúc ở khoảng thời gian đã được đo.
Ví dụ: Một (hoặc một nhóm) công nhân làm việc một ngày có 6 giờ tiếp xúc với formaldehyde, nồng độ trung bình đo được trong 6 giờ là 0,8 mg/m3; 2 giờ còn lại nghỉ hoặc làm việc ở vị trí khác không tiếp xúc với formaldehyde. Trường hợp này cách tính TWA như sau:
TWA = (0,8mg/m3 x 6 giờ + 0mg/m3 x 2 giờ): 8 giờ = 0,6mg/m3
Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với hóa chất quá 8 giờ/ngày tính theo công thức nào?
Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT quy định như sau:
Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với hóa chất quá 8 giờ/ngày được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TWAn: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 8 giờ/ngày làm việc (mg/m3).
- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày (mg/m3) được quy định tại Bảng 1 tương ứng với từng loại hóa chất.
- h: Số giờ tiếp xúc thực tế trong 1 ngày (h > 8).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?