QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng? Phạm vi điều chỉnh của QCVN 10:2012/BCT như thế nào?
QCVN 10 2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng? Phạm vi điều chỉnh của QCVN 10:2012/BCT như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành QCVN 10 : 2012/BCT kèm theo Thông tư 49/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10 : 2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn áp dụng đối với trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (trạm cấp LPG) từ bồn chứa hoặc hệ thống dàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng trực tiếp qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10 : 2012/BCT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sở hữu, sử dụng trạm cấp LPG.
QCVN 10 : 2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng? Phạm vi điều chỉnh của QCVN 10 : 2012/BCT như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định chung về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10 : 2012/BCT, quy định chung về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lòng như sau:
- Yêu cầu về thiết kế:
+ Thiết kế trạm cấp LPG phải tuân theo các quy định tại QCVN 10 : 2012/BCT và các quy định có liên quan;
+ Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với LPG sử dụng cho trạm cấp LPG phải là loại chuyên dùng cho LPG;
+ Hồ sơ thiết kế hệ thống điện phải xác định rõ vùng nguy hiểm.
- Hồ sơ thiết kế
+ Bản vẽ mặt bằng, hồ sơ công nghệ phải được lưu giữ tại trạm cấp LPG;
+ Hồ sơ thiết kế phải được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy phê duyệt.
Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10 : 2012/BCT, quy định về yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa như sau:
(1) Yêu cầu đối với bồn chứa:
- Thiết kế, chế tạo:
+ Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6008:2010, TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996, TCVN 6486:2008, TCVN 7441:2004 và TCVN 8366:2010;
+ Áp suất thiết kế của bồn chứa không nhỏ hơn 1,7 MPa. Nhiệt độ thiết kế thấp nhất là -10 °C;
+ Nhãn trên vỏ bồn phải được ghi các thông tin dưới đây:
++ Tên nhà chế tạo;
++ Tháng năm chế tạo;
++ Tiêu chuẩn chế tạo;
++ Áp suất làm việc cao nhất;
++ Áp suất làm việc thấp nhất;
++ Nhiệt độ làm việc cao nhất;
++ Nhiệt độ làm việc thấp nhất;
++ Dung tích;
++ Cơ quan kiểm tra.
- Các chi tiết đấu nối, lắp ráp
+ Bồn chứa phải có cửa người chui hoặc cửa kiểm tra. Cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm, nếu là hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm;
+ Các chi tiết đấu nối, lắp ráp phải phù hợp cho việc sử dụng LPG.
- Các thiết bị phụ
+ Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:
++ Van an toàn;
++ Van nhập LPG lỏng;
++ Van xuất LPG lỏng;
++ Van xuất LPG hơi;
++ Van hồi hơi LPG;
++ Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve);
++ Van xả đáy;
++ Thiết bị đo mức LPG lỏng;
++ Nhiệt kế;
++ Áp kế.
+ Van an toàn
Van an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử, kiểm định định kỳ;
Dung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3 lắp ít nhất một van an toàn;
Dung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3 lắp ít nhất hai van an toàn;
Van an toàn phải có các thông tin được in trên thân van:
++ Tên nhà sản xuất;
++ Năm sản xuất;
++ Áp suất tác động;
++ Kích thước miệng thoát;
++ Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.
Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất như sau:
Diện tích bề mặt ngoài, S m2 | Lưu lượng dòng khí, A m3/min | Diện tích bề mặt ngoài, S m2 | Lưu lượng dòng khí, A m3/min |
m2 | m3/min | m2 | m3/min |
1,0 | 4 | 30 | 52 |
2,5 | 7 | 35 | 59 |
5,0 | 12 | 40 | 66 |
7,5 | 17 | 50 | 79 |
10 | 22 | 60 | 92 |
12,5 | 26 | 70 | 104 |
15 | 30 | 80 | 116 |
Trong đó:
S là tổng diện tích bề mặt ngoài của bồn chứa, (m2)
A là lưu lượng dòng khí cho phép thoát ra ở 15°C và áp suất khí quyển, (m3/min).
- Bệ đỡ bồn chứa:
+ Bệ đỡ và móng bồn chứa phải đảm bào khả năng chịu tải ứng với bồn chứa đầy nước;
+ Bồn chứa phải được gắn chặt vào bệ để không bị nổi lên khi xảy ra ngập lụt;
+ Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo không gian bên dưới bồn để lắp đặt đường ống và thao tác vận hành, bảo dưỡng thiết bị bên dưới an toàn.
(2) Yêu cầu đối với hàng rào trạm cấp LPG:
- Các hạng mục chính như bồn chứa, đường ống, máy hóa hơi phải được bao quanh bằng hàng rào, nơi không bố trí được hàng rào, các hạng mục chính phải được nằm trong hàng rào ranh giới của cơ sở;
- Phải đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần;
- Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo.
Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của trạm cấp LPG;
- Bên ngoài hàng rào phải có khoảng trống rộng ít nhất 0,5 m sát với hàng rào, được đổ bê tông và được đánh dấu bằng đường kẻ màu vàng trên nền để dễ nhận biết;
- Bồn chứa trạm cấp LPG không nằm dưới hành lang an toàn điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?