QCVN 103:2024/BGTVT về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy thế nào?
QCVN 103:2024/BGTVT về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy thế nào?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông vận tải Ban hành Thông tư 50/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 50/2024/TT-BGTVT là:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. QCVN 103:2024/BGTVT.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới QCVN 121:2024/BGTVT.
Thông tư 50/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT quy định yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT không áp dụng đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
QCVN 103:2024/BGTVT về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thế nào?
Căn cứ theo Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT quy định yêu cầu chung cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới như sau:
Căn cứ theo Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT quy định yêu cầu chung cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới như sau:
(1) Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm bao gồm: mặt bằng; khu vực xe chờ; đường nội bộ; xưởng kiểm định; nhà văn phòng; dây chuyền kiểm định; vị trí kiểm tra; thiết bị, dụng cụ kiểm tra; thiết bị, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra; hệ thống thông tin quản lý kiểm định; thông tin niêm yết và các hệ thống, thiết bị hỗ trợ việc kiểm định xe cơ giới.
(2) Có khu vực dành cho xe chờ vào kiểm định và xe chờ cấp kết quả kiểm định. Các khu vực này không được sử dụng chung với khu vực kiểm tra.
(3) Hệ thống đường nội bộ cho xe cơ giới và khu vực đỗ xe được phủ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng; chiều rộng mặt đường (phần vật liệu phủ) không nhỏ hơn 3,0 mét.
(4) Có trang bị các hệ thống, thiết bị hỗ trợ, bao gồm:
+ Hệ thống âm thanh để thông báo cho chủ xe;
+ Màn hình hiển thị có kích thước tối thiểu 32 inch tại phòng chờ khách hàng để công khai quá trình hoạt động kiểm định ở các vị trí kiểm tra;
+ Hệ thống camera, máy ảnh chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định có hiển thị thời gian chụp trên ảnh và có độ phân giải từ 1280x720 pixels trở lên;
+ Thiết bị thông gió cưỡng bức ở vị trí kiểm tra khí thải nếu vị trí kiểm tra khí thải ở trong nhà xưởng.
(5) Các thiết bị kiểm tra tối thiểu gồm:
+ Thiết bị kiểm tra phanh;
+ Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe;
+ Thiết bị phân tích khí thải (phương tiện đo nồng độ các khí trong khí thải);
+ Thiết bị đo độ khói;
+ Thiết bị đo âm lượng (phương tiện đo độ ồn);
+ Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
+ Thiết bị nêu tại điểm 2.1.5.3 Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT không áp dụng với cơ sở đăng kiểm chỉ kiểm định xe trang bị động cơ cháy do nén (diessel) và xe điện;
+ Thiết bị nêu tại điểm 2.1.5.4 Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT không áp dụng với cơ sở đăng kiểm chỉ kiểm định xe trang bị động cơ cháy cưỡng bức và xe điện;
+ Thiết bị nêu tại điểm 2.1.5.3, điểm 2.1.5.4, điểm 2.1.5.5 và điểm 2.1.5.6 Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT có thể dùng chung cho các dây chuyền kiểm định;
+ Trường hợp thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước dùng chung giữa các dây chuyền kiểm định thì phải được lắp đặt trên cùng một đường ray.
(6) Các thiết bị hỗ trợ kiểm tra tối thiểu gồm:
+ Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;
+ Kích nâng;
+ Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra;
+ Trường hợp sử dụng cầu nâng thay thế hầm kiểm tra thì không cần trang bị thiết bị tại điểm 2.1.6.1.
(7) Các dụng cụ kiểm tra tối thiểu gồm:
+ Thước đo chiều dài (thước cuộn);
+ Búa kiểm tra;
+ Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp;
+ Đèn soi kiểm tra cầm tay;
+ Các dụng cụ kiểm tra nêu tại điểm 2.1.7 Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT được dùng chung cho các dây chuyền kiểm định.
(8) Các dụng cụ hỗ trợ kiểm tra tối thiểu gồm:
+ Gương hoặc camera quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu;
+ Cục chèn bánh xe;
+ Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe;
+ Các dụng cụ nêu tại điểm 2.1.8 được dùng chung cho các dây chuyền kiểm định.
(9) Thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm gồm:
+ Thiết bị kiểm tra quy định tại điểm 2.1.5 (trừ điểm 2.1.5.1 và điểm 2.1.5.2) Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT;
+ Kích nâng di động;
+ Dụng cụ kiểm tra quy định tại điểm 2.1.7 và dụng cụ hỗ trợ kiểm tra quy định điểm 2.1.8 (trừ điểm 2.1.8.1) Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT;
+ Dụng cụ đo tốc độ (để phục vụ cho việc kiểm tra hiệu quả phanh ở trên đường).
(10) Thiết bị kiểm tra được bố trí trong một hoặc nhiều xưởng kiểm định; riêng thiết bị phân tích khí thải và thiết bị đo độ khói có thể bố trí ngoài xưởng kiểm định.
(11) Tài liệu của thiết bị kiểm tra
+ Đối với các thiết bị kiểm tra chưa qua sử dụng:
++ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) - không áp dụng với thiết bị được sản xuất trong nước; Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất thiết bị (Certificate of Quality – C/Q);
++ Tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản giấy hoặc bản điện tử) bằng tiếng Việt trong đó có thể hiện thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng các tính năng của thiết bị; tài liệu chứng minh thiết bị kiểm tra phải thỏa mãn tối thiểu một trong các tiêu chuẩn tương ứng như: ISO, OIML, IEC, TCVN và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đo lường theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN).
+ Đối với các thiết bị kiểm tra đã qua sử dụng: tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản giấy hoặc bản điện tử) bằng tiếng Việt trong đó có thể hiện thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng các tính năng của thiết bị.
(12) Các thiết bị kiểm tra gồm: thiết bị kiểm tra phanh, thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe, thiết bị đo độ khói phải được trang bị kèm theo bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá độ chính xác phù hợp với kiểu loại thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.
(13) Sai số cho phép đối với các kích thước của thiết bị, kích thước lắp đặt thiết bị, dải đo, độ chính xác được xác định theo công bố của nhà sản xuất thiết bị nhưng không vượt quá giá trị giới hạn cho phép tương ứng quy định tại điểm 2.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT.
(14) Mỗi cơ sở đăng kiểm có ít nhất một thiết bị kiểm tra phanh có chức năng kiểm tra thực tế được loại xe có kiểu dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD) hoạt động ở chế độ bốn bánh toàn thời gian.
(15) Trường hợp cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được bố trí chung với bến xe, trạm dừng nghỉ thì khu vực xe chờ, đường nội bộ và nhà văn phòng có thể dùng chung với bến xe, trạm dừng nghỉ.
Quản lý cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thế nào?
Căn cứ theo Mục 4.1 Phần 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT quy định quản lý cơ sở đăng kiểm xe cơ giới như sau:
- Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới trước khi đưa vào hoạt động phải được Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ định để đánh giá, chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn này theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và QCVN 103:2024/BGTVT phương thức đánh giá sự phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư 02/2017/TTBKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
- Việc chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp Quy chuẩn này được thực hiện theo phương thức 8 quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn này của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định có hiệu lực trong thời hạn 36 tháng.
Thông tư 50/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?