QCVN 110:2023/BGTVT về bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe? Đối tượng áp dụng QCVN 110:2023/BGTVT là ai?
Đối tượng áp dụng QCVN 110:2023/BGTVT là ai?
Ngày 17/4/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành QCVN 110:2023/BGTVT kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGTVT.
Theo đó, QCVN 110:2023/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
QCVN 110:2023/BGTVT áp dụng cho bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe có mã HS là 8607.11.00 và 8607.12.00 được quy định theo Thông tư 31/2022/TT-BTC.
QCVN 110:2023/BGTVT không áp dụng cho bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe sử dụng trên đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và đầu máy, toa xe của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm 1.1 của QCVN 110:2023/BGTVT.
QCVN 110:2023/BGTVT về bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe? Đối tượng áp dụng QCVN 110:2023/BGTVT là ai? (Hình từ internet)
Quy định kỹ thuật bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe như thế nào?
Tại Mục 2 QCVN 110:2023/BGTVT, quy định kỹ thuật bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe như sau:Bộ trục bánh xe
Yêu cầu chung:
- Tài liệu kỹ thuật của bộ trục bánh xe gồm:
+ Bản vẽ kỹ thuật bộ trục bánh xe. Hình vẽ phải thể hiện được các kích thước hình học cơ bản;
+ Kết quả kiểm tra kích thước cơ bản của các bộ trục bánh xe;
+ Kết quả phân tích thành phần hóa học, cơ tính vật liệu chế tạo lô bộ trục bánh xe;
+ Kết quả lực ép các bánh xe vào trục xe;
+ Biểu đồ lực ép các bánh xe vào trục xe;
+ Kết quả kiểm tra cân bằng động bộ trục bánh xe;
+ Kết quả kiểm tra khuyết tật bên trong và khuyết tật bề mặt bộ trục bánh xe.
- Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu ngẫu nhiên theo số lượng nêu tại Phụ lục B của QCVN 110:2023/BGTVT.
- Hai bánh xe trong cùng bộ trục bánh xe phải cùng kiểu loại và thông số kỹ thuật.
- Mặt lăn bánh xe phải có biên dạng và kích thước danh nghĩa theo quy định tại Phụ lục A của QCVN 110:2023/BGTVT hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Độ hở giữa mặt lăn bánh xe với dưỡng kiểm tra không quá 0,5 mm.
- Bộ trục bánh xe có tốc độ cấu tạo lớn hơn 120 km/h và nhỏ hơn 200 km/h phải được cân bằng động trên thiết bị chuyên dùng. Xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện được lượng không cân bằng động không được vượt quá 75 g.m.
- Đối với vật liệu chế tạo bộ trục bánh xe: Xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện được thành phần hóa học và cơ tính của vật liệu chế tạo bộ trục bánh xe.
- Điện trở của bộ trục bánh xe đo được giữa 2 mặt lăn của 2 bánh xe không được vượt quá 0,01 Ω.
- Trên bề mặt bộ trục bánh xe không xuất hiện vết nứt, vết va đập, bong rộp nhìn thấy được.
Ký hiệu trên bộ trục bánh xe:
Nhà sản xuất phải thể hiện các ký hiệu trên bộ trục bánh xe tại hai mặt ngoài bánh xe và trục xe như sau:
- Ký hiệu trên bánh xe: Trên mặt ngoài vành bánh xe phải có các ký hiệu sau:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Mác thép;
+ Số nhận dạng bánh xe.
- Ký hiệu trên trục xe: Trên hai mặt đầu trục xe phải có các ký hiệu sau:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Mác thép;
+ Số nhận dạng trục xe;
+ Trị số lực ép mỗi bánh xe lên trục xe.
- Yêu cầu các ký hiệu trên bộ trục bánh xe phải đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Kích thước hình học
- Yêu cầu các kích thước hình học cơ bản của bộ trục bánh xe được quy định tại bảng dưới đây phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất:
Kích thước | Kí hiệu (xem hình 2, hình 3) |
Đường kính cổ trục | C |
Giang cách bánh xe | L |
Độ không vuông góc của bánh xe | 2G |
Độ không đồng tâm của bánh xe | 2H |
Khoảng cách từ mặt trong bánh xe tới mặt đầu trục | L1, L2 |
Đường kính bánh xe | D |
Chiều dài bộ trục bánh xe | A |
Đường kính giữa thân trục | E |
Đường kính bệ lắp cụm bánh răng hoặc cụm đĩa hãm | B |
Chiều dày vành bánh xe | F |
Chiều cao lợi bánh xe | K |
Chiều dày lợi bánh xe | M |
Chiều rộng vành bánh | N |
- Độ không vuông góc (2G) của bánh xe không được lớn hơn 1 mm và độ không đồng tâm (2H) của bánh xe không được lớn hơn 0,5 mm.
- Sai lệch đường kính bánh xe của hai bánh xe trên cùng một bộ trục bánh xe không quá 1 mm.
- Giang cách bánh xe phải thỏa mãn quy định:
+ 924 ±1 mm đối với bộ trục bánh xe khổ đường 1000 mm;
+ 1353 ±1 mm đối với bộ trục bánh xe khổ đường 1435 mm;
+ Sai lệch số đo giang cách bánh xe tại 3 điểm cách đều nhau không quá 1 mm.
- Chiều dày lợi bánh xe:
+ Đối với khổ đường 1000 mm: Chiều dày lợi bánh xe là 30 , mm;
+ Đối với khổ đường 1435 mm: Chiều dày lợi bánh xe là 32 , mm.
Lực ép bánh xe vào trục xe
Biểu đồ lực ép bánh xe và trị số lực ép bánh xe vào trục xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và quy định sau:
- Lực ép bánh xe vào trục được xác định:
2,5 D ≤ Pf ≤ 7,0 D
Trong đó:
+ Pf là lực ép bánh xe vào trục xe, tính bằng kN (được đo trong quãng đường dịch chuyển 25 mm cuối cùng của hành trình ép);
+ D là đường kính của bệ lắp bánh của trục xe, tính bằng mm.
- Biểu đồ lực ép phải do một thiết bị tự động ghi sự dịch chuyển của trục xe hoặc bánh xe trong suốt quá trình lắp ép. Biểu đồ này phải cho thấy lực ép tăng đều và không được dao động đột ngột, giá trị lực ép tối đa không vượt quá quy định.
- Kiểm tra lực ép và biểu đồ lực ép bánh xe vào trục xe được thực hiện thông qua quan sát, ghi lại kết quả kiểm tra (chứng kiến kiểm tra) lực ép để đánh giá sự phù hợp của lực ép bánh xe vào trục xe với yêu cầu của quy chuẩn này hoặc xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Độ cứng bề mặt bánh xe:
Độ cứng bề mặt của bánh xe được xác định tại ít nhất ba vị trí phân bố ngẫu nhiên trên mặt ngoài vành bánh xe: (1), (2), (3) và cách mép của góc vát bánh xe từ 5 mm trở lên (Hình 5). Trị số độ cứng bề mặt mỗi bánh xe là trung bình của các kết quả đo được bằng máy đo độ cứng kim loại và phải phù hợp với quy định sau:
- Đối với bánh xe dùng cho đầu máy là: 300 ÷ 341 (HB);
- Đối với bánh xe thép cán dùng cho toa xe là: 270 ÷ 341 (HB);
- Đối với bánh xe thép đúc dùng cho toa xe là: 277 ÷ 341 (HB).
Việc quản lý bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe được quy định thế nào theo quy chuẩn mới?
Căn cứ tại Mục 3 QCVN 110:2023/BGTVT, quy định về việc quản lý bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe như sau:
- Việc kiểm tra, chứng nhận bộ trục bánh xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
- Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này có thay đổi, bổ sung về các nội dung liên quan hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
QCVN 110:2023/BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?