QCVN 13:2011/BTC Quy định về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng? Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại nào?
QCVN 13:2011/BTC Quy định về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13: 2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng được ban hành theo Thông tư 03/2011/TT-BTC ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính.
QCVN 13: 2011/BTC quy định những yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển, kiểm tra, giao nhận, bảo quản và công tác quản lý đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước.
QCVN 13: 2011/BTC áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận (mua, bán) và bảo quản ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước.
QCVN 13:2011/BTC Quy định về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng? Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại nào? (Hình từ internet)
Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại nào?
Căn cứ tại điểm 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 13: 2011/BTC quy định về ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước như sau:
1.3.1. Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại ô tô, xe và máy chuyên dùng có nguồn động lực là động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel…
Ô tô bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng và ô tô chuyên dùng. Các loại ô tô phân loại theo TCVN 6211: 2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
Xe và máy chuyên dùng là xe có gắn máy công tác hoặc trang thiết bị chuyên dùng.
- Máy công tác gồm cần cẩu, gầu xúc, gầu đào, stec…
- Trang thiết bị chuyên dùng gồm thiết bị y tế, thiết bị bưu điện, thiết bị phát thanh và truyền hình…
Theo đó, ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại ô tô, xe và máy chuyên dùng có nguồn động lực là động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel…
Ô tô bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng và ô tô chuyên dùng. Các loại ô tô phân loại theo TCVN 6211: 2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
Xe và máy chuyên dùng là xe có gắn máy công tác hoặc trang thiết bị chuyên dùng.
- Máy công tác gồm cần cẩu, gầu xúc, gầu đào, stec…
- Trang thiết bị chuyên dùng gồm thiết bị y tế, thiết bị bưu điện, thiết bị phát thanh và truyền hình…
Quy trình kiểm tra giao nhận nhập kho đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 13: 2011/BTC quy định về quy trình kiểm tra giao nhận nhập kho đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
Trước khi giao nhận nhập kho mỗi xe phải có các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất.
- Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng của phòng thương mại và công nghiệp của nước có nhà máy sản xuất (đối với hàng nhập khẩu).
- Giấy chứng thư giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan giám định Nhà nước.
- Tài liệu kỹ thuật về cấu tạo, tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo dưỡng kèm theo từng ô tô, xe và máy chuyên dùng. Ngoài tài liệu của nhà sản xuất, đơn vị bán hàng có trách nhiệm cung cấp thêm một bản dịch tiếng Việt (đối với hàng nhập khẩu).
Bước 2: Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận
- Kiểm tra số lượng, chủng loại:
Số lượng, chủng loại xe giao nhận đúng với số lượng, chủng loại trong hợp đồng đã ký.
- Kiểm tra sơ bộ bên ngoài:
+ Kiểm tra tất cả các hệ thống, chi tiết bên ngoài xe về sự đồng bộ và mức độ mới. Đặc biệt chú ý các vị trí lắp ráp, các bu lông đai ốc...
+ Kiểm tra mức độ han rỉ, xây xước, móp, bẹp: Chỉ cho phép bị han rỉ điểm nhẹ ở gầm xe, phần di động (bằng xích) và một số bộ phận công tác như lưỡi ben, gầu xúc, lưỡi đào... vết xước nhẹ (không bị mất hết sơn), ở phần thùng, bệ... móp bẹp nhẹ không bị bong, rỉ sơn. Những vị trí yêu cầu cao về mỹ thuật như ca bin, phần vỏ xe con (đầu xe, sườn xe...) không cho phép bị han rỉ, xây xước, móp, bẹp.
+ Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát... phải đảm bảo ở mức quy định. Các vị trí kiểm tra, mặt ngoài đường ống phải khô, sạch, không rò rỉ dầu, mỡ, nước, nhiên liệu...
+ Kiểm tra hành trình tự do của tay lái, ly hợp; độ căng của dây đai, xích... tất cả phải đảm bảo đúng yêu cầu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các hệ thống:
Yêu cầu kiểm tra đến mức tối đa tình trạng, khả năng làm việc của các hệ thống các trang thiết bị, phần công cụ, máy công tác theo xe.
+ Kiểm tra sự làm việc của động cơ: Yêu cầu tiếng nổ phải tròn, đều. Không có tiếng gõ, kêu lạ. Các đồng hồ báo áp suất dầu động cơ, nhiệt độ nước làm mát... đảm bảo như quy định.
+ Kiểm tra sự làm việc của đèn chiếu sáng và tín hiệu ở các chế độ: Pha, cốt, lùi, phanh...; sự làm việc của các loại còi; của hệ thống gạt mưa; phun nước rửa kính (nếu có).
Kiểm tra tình trạng làm việc của rađiô, cát sét... và hệ thống điều hoà, quạt gió (nếu có) ở các chế độ từ thấp đến cao...
+ Kiểm tra khi xe di chuyển:
++ Đối với xe sử dụng số sàn: Cho xe di chuyển lần lượt ở các số, yêu cầu ly hợp chính (côn) phải đóng, ngắt êm, không có hiện tượng đóng, ngắt không hoàn toàn. Các số của hộp số khi chuyển số phải êm, toàn bộ hệ thống truyền lực làm việc ổn định không có tiếng kêu, gõ lạ.
++ Đối với xe sử dụng số tự động: Cho xe di chuyển lần lượt ở các số (Ví dụ như tay số R, D, S, L). Các số của hộp số chuyển số phải êm, toàn bộ hệ thống truyền lực làm việc ổn định không có tiếng kêu, gõ lạ.
+ Đối với xe di động bằng xích chú ý kiểm tra sự làm việc của ly hợp chuyển hướng. Yêu cầu đóng cắt nhẹ, không bị bó dính hoặc bị trượt (đóng cắt không hoàn toàn).
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống lái: Yêu cầu phải nhẹ, êm đều.
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh: Yêu cầu đóng mở dứt khoát, đều cả 2 phía, không bị bó, không bị lệch phanh... Để xe dừng trên dốc (độ dốc 20 %) để kiểm tra phanh tay (đối với xe bánh lốp).
- Kiểm tra sự làm việc không tải của các hệ thống phần công tác (đối với xe có gắn máy công tác)
+ Nâng hạ ben,
+ Nâng hạ và các góc xoay của lưỡi ủi,
+ Nâng hạ và tầm vươn của phần xúc,
+ Nâng hạ và tầm vươn của cần cẩu...
Bước 3: Giao nhận, điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Bàn giao hồ sơ
+ Khi điều chuyển ô tô, xe và máy chuyên dùng trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các hồ sơ liên quan phải được bàn giao đầy đủ theo từng lô xe hoặc từng xe.
+ Nếu số ô tô, xe và máy chuyên dùng được điều chuyển không trọn cả lô, các hồ sơ liên quan được bàn giao là bản sao hợp pháp. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là đơn vị giao hàng phải lưu giữ các hồ sơ chính cùng với số ô tô, xe và máy chuyên dùng còn lại. Trong trường hợp toàn bộ lô ô tô, xe và máy chuyên dùng được điều chuyển cho nhiều Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khác nhau thì đơn vị tiếp nhận ô tô, xe và máy chuyên dùng nhiều nhất được giữ các hồ sơ chính (được ghi rõ trong biên bản bàn giao).
- Giao nhận ô tô, xe và máy chuyên dùng
Thực hiện như quy định tại điểm 3.2.2.
Bước 4: Biên bản giao nhận
Mọi trường hợp giao nhận ô tô, xe và máy chuyên dùng đều phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng, tình trạng thực tế của ô tô, xe và máy chuyên dùng và các tài liệu hồ sơ kèm theo. Biên bản giao nhận được lưu giữ cùng các hồ sơ pháp lý khác kèm theo ô tô, xe và máy chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?