QCVN 19:2014/BLĐTBXH về yêu cầu cabin chở khách đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người ra sao?
QCVN 19:2014/BLĐTBXH về yêu cầu cabin chở khách đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người?
Yêu cầu đối với cabin chở khách được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19:2014/BLĐTBXH như sau:
* Yêu cầu đối với ca bin chở khách
- Các ca bin phải đảm bảo đủ việc thông gió tự nhiên ở khu vực bên trong toa.
- Các cửa của ca bin phải luôn đóng trong quá trình đang vận chuyển hành khách và phải ngăn chặn việc khách hàng có thể rơi ra từ cửa hay chạm vào các phần khác của cáp.
- Các ca bin mà hành khách đứng phải trang bị tay vịn để cho hành khách bám vào đó trong suốt hành trình di chuyển của ca bin.
- Mỗi ca bin phải trang bị thiết bị để có thể hiển thị tình trạng khi xảy ra quá tải. Cáp treo sẽ ngừng hoạt động khi xảy ra bất kỳ hiện tượng quá tải nào đối với các ca bin chở khách.
- Khung treo ca bin chở khách phải trang bị các bộ phận để tránh hiện tượng lắc toa.
QCVN 19:2014/BLĐTBXH về yêu cầu cabin chở khách đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với dây cáp và hệ thống căng cáp trong hệ thống cáp treo vận chuyển người được quy định như thế nào?
Yêu cầu đối với dây cáp trong hệ thống cáp treo vận chuyển người được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19:2014/BLĐTBXH như sau:
* Yêu cầu đối với dây cáp
- Cáp trong quá trình đưa vào hoạt động phải bảo dưỡng và bảo trì tuân thủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tình trạng của dây cáp treo phải được kiểm tra bằng mắt thường vào mỗi ngày làm việc để đảm bảo rằng cáp vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, không xuất hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Việc kiểm tra này phải được ghi chép và xác nhận đầy đủ của người vận hành trực tiếp hệ thống cáp treo.
- Các dây cáp trước khi đưa vào sử dụng phải có chứng nhận chất lượng đảm bảo yêu cầu theo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Cáp lắp đặt trong hệ thống cáp treo phải được thay thế trong các điều kiện sau:
+ Đường kính của cáp bị giảm 10% hoặc nhiều hơn so với đường kính thiết kế.
+ Số sợi cáp bị đứt của cáp vượt quá 10% tổng số sợi của cáp.
+ Các sợi của dây cáp bị lỏng.
+ Dây cáp bị biến dạng, bị xoắn hay bị nút thắt.
+ Dây cáp bị rối.
* Yêu cầu đối với hệ thống căng cáp
- Phải có các thiết bị để theo dõi độ căng của cáp nhằm ngăn ngừa việc hoạt động ngoài giới hạn thiết kế của nhà sản xuất.
- Hệ thống căng cáp thủy lực
+ Hành trình của các xi lanh thủy lực phải đáp ứng đủ tất cả các thay đổi của tải và nhiệt độ môi trường trong điều kiện hoạt động bình thường.
+ Bơm thủy lực của hệ thống căng phải có hệ số an toàn tối thiểu là 5, trừ khi sử dụng van điều khiển áp lực ở mức cao hoặc thiết bị điều khiển lưu lượng từ ống nối của xi lanh tới bơm. Van điều khiển phải chịu được một áp suất bằng 2 lần áp suất hoạt động bình thường.
+ Áp suất thủy lực của các xi lanh thủy lực phải được giám sát và duy trì trong giới hạn áp suất thiết kế (ví dụ như: trên hoặc dưới giá trị thiết kế). Khi áp suất thủy lực giảm xuống dưới giới hạn thiết kế thì bơm thủy lực của hệ thống căng cáp phải hoạt động một cách tự động để tăng áp suất của xi lanh thủy lực lên. Bơm thủy lực phải tự động dừng khi áp suất đạt đến hoặc gần với giá trị giới hạn thiết kế. Phải có các tín hiệu cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh khi áp suất thủy lực giảm xuống dưới giới hạn thiết kế.
- Hệ thống căng cáp dùng đối trọng
+ Tại các điểm trên và dưới cùng của hố đối trọng phải lắp đặt các hệ thống giảm chấn để nhẹ nhàng đưa đối trọng tới vị trí nghỉ mà không tồn tại bất kỳ nguy hiểm nào. Đối trọng phải không chạm hoặc nghỉ ở vị trí đáy của hố trong điều kiện vận hành xấu nhất và khoảng cách thích hợp của đối trọng với đáy phải được duy trì tại mọi thời điểm để có thể thuận tiện cho việc bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa.
+ Hành trình của đối trọng phải rõ ràng và không bị cản trở.
+ Phải có các thiết bị để giám sát việc di chuyển của đối trọng. Các thiết bị này phải được gắn tại các vị trí thích hợp dễ dàng cho việc quan sát và có thể theo dõi được từ bên ngoài hố đối trọng.
+ Hố đối trọng phải được bảo vệ để tránh những người không có phận sự tiếp cận tới, tại vị trí này phải gắn các biển cảnh báo để mọi người dễ dàng nhận biết được.
Yêu cầu đối với phanh trong hệ thống cáp treo vận chuyển người được quy định như thế nào?
Yêu cầu đối với phanh và hệ thống dẫn động trong hệ thống cáp treo vận chuyển người được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19:2014/BLĐTBXH như sau:
- Hoạt động của hệ thống phanh phải được bố trí làm việc trong điều kiện tải trọng và tốc độ của cáp thích hợp.
- Các thành phần của hệ thống phanh phải được thiết kế và xây dựng sao cho dễ dàng trong việc kiểm tra và bảo trì. Mỗi phanh phải có khả năng dừng hoạt động của hệ thống cáp treo dưới tất cả các điều kiện của tải tại tốc độ lớn nhất của cáp.
- Hệ thống phanh sẽ tự động tác động nếu cáp treo có xu hướng chạy theo hướng ngược lại một cách vô tình.
- Hệ thống phanh phải được đặt ở phía trục ra của động cơ dẫn động hoặc phía dẫn vào hộp số nơi mà đảm bảo độ tin cậy khi phanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?