QCVN 23:2023/BKHCN quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt động và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?

Quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên ra sao? chị T.Q - Hà Nội.

QCVN 23:2023/BKHCN quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN:

- Việc lấy mẫu và xử lý mẫu để xác định nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ tự nhiên trong chất thải NORM thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

+ TCVN 10758-2:2016 (ISO 18589-2:2015). Phần 2: Hướng dẫn lựa chọn chiến lược lấy mẫu, lấy mẫu và xử lý sơ bộ mẫu.

+ TCVN 7944:2008 (ISO 2889:1975): Các nguyên tắc chung về lấy mẫu phóng xạ trong không khí.

+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006), Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước; TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

- Phân tích nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ tự nhiên trong chất thải NORM thực hiện theo một trong các hướng dẫn sau đây:

+ TCVN 12886:2020, Đất, đá, quặng urani - Xác định hàm lượng urani, thori - phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS); TCVN 12887:2020, Đất, đá, quặng đất hiếm - Xác định hàm lượng các nguyên tố đất hiếm - Phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS);

+ TCVN 10758-3:2016 (ISO 18589-3:2015), Phần 3: Phương pháp thử các nhân phóng xạ phát gamma bằng đo phổ gamma;

+ TCVN 12297:2018, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Quy trình thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên;

+ Trường hợp áp dụng phương pháp phân tích mẫu nêu tại mục 2.1.2.1, sử dụng hệ số chuyển đổi hàm lượng các nguyên tố phóng xạ sang nồng độ hoạt độ:

1% kali trong đất đá = 313 Bq/kg của K-40

1 ppm urani trong đất đá = 12,35 Bq/kg của U-238 hoặc Ra-226

1 ppm thori trong đất đá = 4,06 Bq/kg của Th-232.

- Phương pháp đo nồng độ hoạt độ của radon trong không khí thực hiện theo một trong các hướng dẫn sau đây:

+ TCVN 11433:2016 (ISO 16641:2014), Phương pháp đo tích luỹ để xác định nồng độ hoạt độ trung bình sử dụng các detector vết hạt nhân trạng thái rắn thụ động.

+ TCVN 10759-2:2016 (ISO 11665-2:2012), Phần 2: Phương pháp đo tích hợp để xác định nồng độ năng lượng anpha tiềm tàng trung bình của sản phẩm phân rã sống ngắn.

+ TCVN 10759-3:2016 (ISO 11665-3:2012), Phần 3: Phương pháp đo điểm để xác định nồng độ năng lượng anpha tiềm tàng của sản phẩm phân rã sống ngắn.

+ TCVN 10759-4:2016 (ISO 11665-4:2012), Phần 4: Phương pháp đo tích hợp để xác định nồng độ hoạt độ trung bình với việc lấy mẫu thụ động và phân tích trễ.

+ TCVN 10759-5:2016 (ISO 11665-5:2012), Phần 5: Phương pháp đo liên tục để xác định nồng độ hoạt độ.

- Phương pháp đo suất liều gamma thực hiện theo hướng dẫn nêu tại TCVN 9414:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp gamma.

QCVN 23:2023/BKHCN quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc xác định mức liều hiệu dụng tiềm năng trong một năm do chất thải NORM gây ra được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN quy định về việc xác định mức liều hiệu dụng tiềm năng như sau:

- Việc xác định mức liều hiệu dụng tiềm năng của nhân viên hoặc công chúng nhận được trong một năm do chất thải NORM gây ra phải tính đến sự đóng góp từ các con đường chiếu xạ sau đây:

+ Chiếu xạ ngoài từ bức xạ gamma.

+ Chiếu xạ trong do chất thải NORM dạng bụi hoặc hạt mịn đi vào cơ thể thông qua con đường hít thở và trực tiếp qua đường miệng.

+ Chiếu xạ trong do khí radon và các nhân phóng xạ con cháu của radon.

- Mức liều hiệu dụng tiềm năng của nhân viên hoặc công chúng nhận được trong một năm do chất thải NORM gây ra được xác định theo hướng dẫn nêu tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Tổ chức thực hiện việc lấy mẫu, xác định nồng độ hoạt động và đo suất liều gamma phải đáp ứng các điều kiện gì?

Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN quy định về tổ chức, cá nhân thực hiện lấy mẫu, xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma như sau:

- Việc lấy mẫu, xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma phải được thực hiện bởi tổ chức đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hoặc cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu, xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma phải áp dụng đúng phương pháp lấy mẫu, xác định nồng độ hoạt độ và đo suất liều gamma theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN.

Chất thải phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chất thải phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người nhập khẩu chất thải phóng xạ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải phóng xạ do sự cố bức xạ và hạt nhân gây ra là trách nhiệm của ai và có những việc gì?
Pháp luật
Tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Pháp luật
QCVN 23:2023/BKHCN quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt động và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Pháp luật
Các tổ chức làm công tác thu gom chất thải Norm áp dụng quy định tại QCVN 23:2023/BKHCN vào thời gian nào?
Pháp luật
Phải đáp ứng những điều kiện gì khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép để vận chuyển chất thải phóng xạ?
Pháp luật
Nhà máy điện hạt nhân không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của nhà máy sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào? Có được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải phóng xạ
1,472 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào