QCVN 41:2024/BGTVT thay thế QCVN 41:2019/BGTVT khi nào? QCVN 41:2019/BGTVT còn hiệu lực không?
QCVN 41:2024/BGTVT thay thế QCVN 41:2019/BGTVT khi nào? QCVN 41:2019/BGTVT còn hiệu lực không? Quy chuẩn 41:2024 pdf?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 51/2024/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT.
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, từ ngày 1/1/2025 Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT.
>> Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT từ ngày 1/1/2025. Xem Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT pdf tại đây.
Chú ý:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ bao gồm: đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đình phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam, các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác) - sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
QCVN 41:2024/BGTVT thay thế QCVN 41:2019/BGTVT khi nào? QCVN 41:2019/BGTVT còn hiệu lực không? Quy chuẩn 41/2024 pdf? (Hình từ Internet)
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định về
(1) Khi đồng thời có, bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông đường bộ phải theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
+ Tín hiệu đèn giao thông;
+ Biển báo hiệu đường bộ; chấp hành báo hiệu đường bộ
+ Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đình phản quang, tiêu phản quang, cột Km,
+ Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
(2) Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Phân loại biển báo hiệu mới nhất theo QCVN 41:2024/BGTVT thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT quy định về phân loại biển báo hiệu như sau:
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(1) Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ trường hợp biển báo cấm được ghép với các thông tin chỉ dẫn trên cùng một biển báo.
(2) Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
(3) Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
(4) Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
(5) Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT hoặc được sử dụng độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?