QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển? Kế hoạch kéo trên biển được quy định như thế nào?

QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển? Kế hoạch kéo trên biển được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn G.Q ở Hà Nội.

QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển ra sao?

QCVN 73:2019/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hoạt động kéo trên biển) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn và trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 25/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 10 năm 2020.

Theo đó, hoạt động kéo là toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động kéo, bao gồm tàu kéo dùng cho việc kéo đối tượng được kéo ở nơi đi, kéo tới nơi đến và bàn giao đối tượng được kéo đó.

Thiết bị kéo là thiết bị ở trên tàu kéo và đối tượng được kéo được dùng cho các hoạt động kéo, bao gồm tời kéo, móc kéo, cung kéo, tang trống của tời kéo, lỗ luồn dây (xô ma luồn dây), mã kéo, vòng kéo chữ D, chốt kéo, thiết bị giữ dây kiểu hàm cá mập ở trên tàu kéo, cũng như là điểm kéo (tấm mắt kéo hoặc cột kéo), lỗ luồn dây (xô ma luồn dây) v.v… trang bị trên đối tượng được kéo.

QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển? Kế hoạch kéo trên biển được quy định như thế nào?

QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển? Kế hoạch kéo trên biển được quy định như thế nào? (Hình từ Intenet)

Kế hoạch kéo trên biển được quy định ra sao?

Căn cứ vào QCVN 73:2019/BGTVT có quy định về kế hoạch kéo trên biển như sau:

Kế hoạch kéo, nói chung, phải bao gồm các nội dung sau:

- Các kích thước chính của tàu kéo và đối tượng được kéo và lực kéo tại móc của tàu kéo;

- Lộ trình kéo theo kế hoạch được lập trước, bao gồm vùng biển diễn ra hoạt động kéo, tuyến đường, khoảng cách, tốc độ, ngày đi và đến theo dự đoán mà có tính đến các yếu tố như là điều kiện thời tiết được dự báo, thủy triều và dòng chảy, kích thước, cách bố trí, diện tích mặt hứng gió và lượng chiếm nước của đối tượng được kéo và có tính đến bất kỳ mối nguy hiểm nào cần phải tránh liên quan đến hành hải v.v…;

- Bố trí các thiết bị và dụng cụ kéo và kế hoạch ứng phó sự cố với thời tiết xấu, đặc biệt là bố trí dừng tàu và trú ẩn. Trong trường hợp đối tượng được kéo có người trực thì cả tàu kéo và đối tượng được kéo đều phải có bản Kế hoạch kéo và Kế hoạch ứng cứu sự cố;

- Các vùng có thể trú ẩn hoặc neo đậu trên lộ trình kéo được lập kế hoạch trước, kế hoạch tiếp nhiên liệu cho tàu kéo, điều kiện môi trường dự kiến và Kế hoạch kéo trong đó có các nơi đi, đến và ghé qua trên hành trình kéo;

- Bố trí kéo, trong đó phải bao gồm các thông tin về hoạt động kéo, các phương tiện thu hồi (đối với sà lan có người trực trong hoạt động kéo) và liên kết giữa dây kéo chính và dây kéo sự cố. Trong trường hợp có hơn một tàu kéo tham gia kéo thì phải chỉ ra vị trí của mỗi tàu kéo và tên của tàu kéo chính.

Quy định chung về đối tượng được kéo là tàu như thế nào?

Căn cứ vào QCVN 73:2019/BGTVT có đề cập về quy định chung về đối tượng được kéo là tàu như sau:

- Đối tượng được kéo là những tàu không tự đẩy được bằng thiết bị động lực hoặc là những cấu trúc tương tự khác mà được thiết kế phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận khác, ví dụ sà lan và pông tông lớn có hình dạng vuông thành sắc cạnh, và kết cấu đã được bảo trì đúng cách, có thể coi các tình trạng kỹ thuật như độ bền kết cấu và ổn định là phù hợp khi được kéo trong điều kiện thời tiết và biển mang tính quy chuẩn.

- Đối tượng được kéo là những tàu khác ngoài những tàu không tự đẩy được bằng thiết bị động lực hoặc là những cấu trúc tương tự mà được thiết kế phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận khác, ví dụ ụ nổi, pông tông, tàu sông hoặc các tàu khác, cần phải gia cường, chằng buộc và cố định các kết cấu và thiết bị kéo đúng cách và nâng cao các giới hạn đối với hoạt động kéo cho phù hợp với điều kiện cụ thể, ví dụ như đặc tính của đối tượng được kéo, tuyến đường, điều kiện thời tiết và biển v.v…

- Trong trường hợp xét thấy có một kết cấu đặc biệt trên đối tượng được kéo mà có ảnh hưởng xấu đến độ bền kết cấu và ổn định trong quá trình kéo, ví dụ như là cần trục, máy đóng cọc, thiết bị rải ống v.v… thì kết cấu đặc biệt đó phải được hạ thấp hoặc sắp xếp lại và cố định. Nếu hồ sơ được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền thì có thể không bắt buộc phải hạ thấp.

- Nếu đối tượng được kéo là một tàu có lắp máy nhưng không di chuyển được do các hư hại dưới tác động của biển hoặc do máy hỏng thì đăng kiểm viên phải tiến hành kiểm tra trước khi kéo để đảm bảo an toàn.

Hoạt động kéo trên biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 73:2019/BGTVT về hoạt động kéo trên biển? Kế hoạch kéo trên biển được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế các hoạt động kéo trên biển trình cho Đăng kiểm gồm những nội dung gì? Nội dung kế hoạch kéo trên biển gồm những phần nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động kéo trên biển
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
7,563 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động kéo trên biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động kéo trên biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào