Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà không khắc phục tình trạng bị tạm ngừng giao dịch thì chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ có bị đình chỉ giao dịch hay không?
- Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch không khắc phục tình trạng thì chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ có bị đình chỉ giao dịch hay không?
- Điều kiện để Sở giao dịch chứng khoán quyết định đưa chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ ra khỏi diện đình chỉ giao dịch được quy định như thế nào?
- Chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ bị đưa vào diện kiểm soát giao dịch khi nào?
Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch không khắc phục tình trạng thì chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ có bị đình chỉ giao dịch hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 44 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau:
Tạm ngừng giao dịch
...
4. Căn cứ trên giải trình, kết quả khắc phục của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm ngừng giao dịch được khắc phục hoàn toàn. Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không giải trình hoặc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, SGDCK sẽ xem xét tiếp tục gia hạn tạm ngừng giao dịch hoặc đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch.
Như vậy, Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không giải trình hoặc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét tiếp tục gia hạn tạm ngừng giao dịch hoặc đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 45 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định các trường hợp chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ bị đình chỉ giao dịch như sau:
Đình chỉ giao dịch
1. Chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đưa vào tạm ngừng giao dịch.
b) Theo yêu cầu của UBCKNN.
c) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.
Như vậy, Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đưa vào tạm ngừng giao dịch là một trong những căn cứ để Sở giao dịch chứng khoán xem xét đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch.
Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà không khắc phục tình trạng bị tạm ngừng giao dịch thì chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ có bị đình chỉ giao dịch hay không?
Điều kiện để Sở giao dịch chứng khoán quyết định đưa chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ ra khỏi diện đình chỉ giao dịch được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 45 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau:
Đình chỉ giao dịch
...
4. Căn cứ trên giải trình, kết quả khắc phục của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
Theo đó, Căn cứ trên giải trình, kết quả khắc phục Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch khi nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
Chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ bị đưa vào diện kiểm soát giao dịch khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau về trường hợp đưa vào diện kiểm soát giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ:
Kiểm soát
1. Chứng khoán bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ hoán đổi danh mục vượt mức từ 80% đến 100% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK liên tiếp trong vòng 02 tháng.
b) Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo.
c) Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong vòng 03 tháng.
Như vậy, trong 3 trường hợp như sau, chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ bị đưa vào diện kiểm soát giao dịch:
- Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ hoán đổi danh mục vượt mức từ 80% đến 100% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán liên tiếp trong vòng 02 tháng.
- Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo.
- Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong vòng 03 tháng.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 45 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 còn có quy định Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
Như vậy, ngoài 3 trường hợp nêu trên, trong trường hợp nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ giao dịch được khắc phục thì Sở giao dịch chứng khoán có thể sẽ xem xét đưa chứng khoán vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?