Quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?
Quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?
Nóng: Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III đã nêu rõ rõ: “Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đôi với phát triển kinh tế và văn hóa, phải chú trọng củng cố quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh; phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”.
Tải về văn kiện Đảng toàn tập, tập 21
Như vậy, quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ III của Đảng ta.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta.
Lưu ý: Giải đáp cho thắc mắc quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta? (Hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng hiện nay như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Theo đó, đối vối quốc phòng, công dân có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 có quy định sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn chung bao gồm:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan sẽ do cấp có thẩm quyền quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?