Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển được thực hiện như thế nào theo pháp luật mới nhất?
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí như thế nào?
- Yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển?
- Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển được thực hiện như thế nào?
Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
+ Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;
+ Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
+ Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
+ Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.
- Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:
+ Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
+ Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt;
+ Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
+ Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
+ Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;
+ Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
- Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
- Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản khác có chất phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về an toàn hóa chất, năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; quy định yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, quan trắc môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Điều này.
Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển?
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Nghị định 08/2022/NĐ-CP theo đó quy định về quản lý chất thải như sau:
- Chất thải nguy hại và không nguy hại phát sinh từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được đưa về đất liền bằng tàu có giấy chứng nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Chất thải nguy hại phải và không nguy hại sau khi chuyển về bờ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý;
- Việc quản lý chất thải từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí không thuộc quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và pháp luật có liên quan.
Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, theo đó quy định về quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển như sau:
- Phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và phân loại thành 03 nhóm, bao gồm: nhóm chất thải thực phẩm, nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại;
+ Nhóm chất thải thực phẩm được thải xuống biển sau khi nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm;
+ Chất thải thông thường là gỗ, giấy, bìa được đốt bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tro sau khi đốt được thải xuống biển;
+ Nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại phải thu gom và vận chuyển vào bờ.
- Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
+ Chất thải nguy hại phải phân loại theo tính chất nguy hại;
+ Các loại chất thải nguy hại có cùng tính chất nguy hại, cùng biện pháp xử lý và không phản ứng với nhau được lưu giữ chung trong cùng một thiết bị, dụng cụ kín;
+ Thiết bị, dụng cụ chứa chất thải nguy hại phải có nhãn rõ ràng để nhận biết loại chất thải được thu gom.
- Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển:
+ Mùn khoan và dung dịch khoan nền nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được thải xuống vùng biển cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh và khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 03 hải lý;
+ Mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chỉ được thải xuống biển khi hàm lượng dung dịch nền không nước bám dính trong mùn khoan thải không vượt giá trị cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển và vị trí thải cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh, khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 12 hải lý; dung dịch khoan nền không nước sau khi sử dụng đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phải vận chuyển về bờ để tái sử dụng cho các chiến dịch khoan khác hoặc chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để xử lý;
+ Việc sử dụng dung dịch khoan nền không nước được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
- Nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu được quản lý như sau:
+ Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
+ Thu gom, xử lý theo quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (sau đây gọi tắt là Công ước Marpol) (hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l) trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 hải lý trở lên.
- Nước thải sinh hoạt được quản lý như sau:
+ Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
+ Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;
+ Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?