Quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp như thế nào? Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp là gì?
Việc quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
...
5. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau: “Điều 1a. Quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác phải thực hiện các quy định tại Chương V của Luật Hóa chất và các quy định sau:
a) Phải có đầy đủ hóa đơn mua tiền chất công nghiệp, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;
b) Phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên tiền chất công nghiệp, số lượng tiền chất mua vào (số lượng nhập khẩu, mua trong nước), số lượng đã sử dụng, số lượng tồn kho, mục đích sử dụng tiến chất công nghiệp.
2. Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.
Như vậy, việc quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp phải được thực hiện theo quy định của Luật Hoá chất và các quy định sau:
- Có đầy đủ hóa đơn mua tiền chất công nghiệp, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;
- Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên tiền chất công nghiệp, số lượng tiền chất mua vào (số lượng nhập khẩu, mua trong nước), số lượng đã sử dụng, số lượng tồn kho, mục đích sử dụng tiến chất công nghiệp.
Quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp như thế nào? Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp là gì?
Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 113/2017/NĐ-CP một số quy định bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp
1. Điều kiện sản xuất
Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định này và các điều kiện dưới đây:
a) Phải lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm: Số lượng tiền chất đã sản xuất, số lượng tồn kho, số lượng đã bán, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;
2. Điều kiện kinh doanh
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định này và các điều kiện dưới đây:
a) Phải có đầy đủ hóa đơn mua bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp;
b) Phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax; tên tiền chất công nghiệp, số lượng mua, bán, tồn kho; mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;
3. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.
Theo đó, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo điều kiện về sản xuất và điều kiện về kinh doanh theo quy định trên để có thể sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp gồm các tài liệu gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp như sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;
- Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;
- Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;
- Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.
Theo đó, để thực hiện thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định như trên.
Nghị định 82/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?