Quốc hội xem xét lộ trình cải cách tiền lương tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 năm 2023? 6 nội dung cải cách tiền lương mới nhất theo Nghị quyết 27?
Quốc hội xem xét lộ trình cải cách tiền lương tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 năm 2023?
Trước đó, tại Nghị quyết 101/2023/QH15 về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Nghị quyết ghi nhận một cách toàn diện những kết quả đạt được tại kỳ họp, quyết nghị nhiều chính sách quan trọng nhằm tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và yêu cầu thực hiện quyết liệt, tập trung nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đáng chú ý:
Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Trước đó, phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ:
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Mới đây, tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII cũng đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2024 với quan điểm xây dựng bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang; Sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện nay; Chế độ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương cơ bản của năm không bao gồm phụ cấp.
Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 23/10, Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến về lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/10/2023 có nêu rõ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024, cụ thể:
- Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Đồng thời tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp
Quốc hội xem xét lộ trình cải cách tiền lương tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 năm 2023? 6 nội dung cải cách tiền lương mới nhất theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
6 nội dung cải cách tiền lương mới nhất theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ.
Trong báo cáo, liên quan đến lĩnh vực tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; Kết luận số 20-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2021 - 2022 và Nghị quyết 75/2022/QH15, Nghị quyết 101/2023/QH15, Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024), gồm:
(1) Xây dựng 5 bảng lương mới;
(2) Chế độ phụ cấp;
(3) Chế độ tiền thưởng;
(4) Chế độ nâng bậc lương;
(5) Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương;
(6) Quản lý tiền lương và thu nhập.
Tiền lương cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 được tính thế nào?
Năm 2023 vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương, do đó tiền lương cán bộ công chức, viên chức vẫn tính theo lương cở sở và hệ số lương tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể:
Mức lương = Hệ số lương X Lương cơ sở
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo quy định về cơ cấu tiền lương tại khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cách tính lương mới cũng sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, có thể suy ra công thức tính lương mới như sau:
Tổng lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (nếu có). |
Trong đó, lương cơ bản được tính dựa trên mức lương từ bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?