Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như thế nào trong đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi?
Quỹ bảo hiểm xã hội trong dự thảo Luật BHXH 2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 121 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi nêu đề xuất rằng:
Quỹ bảo hiểm xã hội
1. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước; được hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Định kỳ 03 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư quỹ và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
Trường hợp tiến hành hoạt động kiểm toán nhà nước, hoạt động thanh tra, nếu phát hiện chồng chéo trùng lặp, cơ quan kiểm toán nhà nước phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Thanh tra, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của 01 cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan thanh tra; bảo đảm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Và căn cứ Điều 122 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được đề xuất:
Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định.
2. Người lao động đóng theo quy định.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
4. Ngân sách Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, dựa theo đề xuất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thì quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn vốn trong xã hội và hoạt động đầu tư kinh tế theo quy định như: nguồn tiền do người lao động và người sử dụng lao động đóng, ngân sách nhà nước, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác.
Cơ chế tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội đươc hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Định kỳ 03 năm Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư quỹ và báo cáo kết quả với Quốc hội. Ngoài ra theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như thế nào trong đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi? (hình ảnh từ internet)
Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phần nào theo dự thảo Luật BHXH 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 123 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất:
Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phần sau:
a) Quỹ ốm đau và thai sản;
b) Quỹ hưu trí và tử tuất;
c) Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
…
Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm 03 quỹ: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Trong đó, tên "Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp" (hiện hành được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) dự kiến được đổi tên thành "Quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp" (điểm c khoản 1 Điều 123 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi) và được điều chỉnh theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào các mục đích gì theo quy định của dự thảo Luật BHXH 2024?
Căn cứ Điều 124 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 22 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại mục 2 Chương này.
Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào các mục đích như:
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện và trợ cấp hằng tháng theo quy định;
- Chi đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng;
- Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Ngoài ra, quỹ bảo hiểm xã hội còn chi trả cho việc tổ chức, hoạt động bảo hiểm xã hội và được sử dụng để đầu tư nhằm bảo đảm và tăng trưởng quỹ.
Nếu không có gì thay đổi thì dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?