Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào? Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào? Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao? Thắc mắc của anh D.Đ ở Hà Nam.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BGTVT ngày 06/5/2013.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT quy định các yêu cầu cơ bản về kết cấu hạ tầng và hệ thống thiết bị của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ (sau đây gọi chung là trạm kiểm tra tải trọng xe).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào? Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào? Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao? (Hình từ internet)

Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT quy định về việc bố trị trạm kiểm tra tải trọng xe như sau:

Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe cố định:

- Được bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang vận tải đường bộ lớn, nơi xuất phát các nguồn hàng lớn;

- Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng...);

- Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải, quá khổ đi vòng đường khác để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của trạm kiểm tra tải trọng xe;

- Hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến năng lực khai thác của đường bộ;

- Hạn chế việc đặt trạm trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị các đô thị để chống ùn tắc giao thông.

Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động:

Các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí trên những đoạn, tuyến đường bộ xuất hiện tình trạng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông nhưng chưa có trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoạt động hoặc trên những đoạn, tuyến đường bộ có xe quá tải, quá khổ đi vòng để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của trạm kiểm tra tải trọng xe cố định. Vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu về khu vực đo lường sơ cấp đối với trạm kiểm tra tải trọng xe cố định thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT quy định về yêu cầu về khu vực đo lường sơ cấp đối với trạm kiểm tra tải trọng xe cố định như sau:

- Khu vực đo lường sơ cấp được đặt trên đường chính (đối với quy mô trạm đơn giản và vừa) hoặc trên lối đi dành riêng (đối với quy mô trạm lớn hoặc rất lớn) sau một cự ly tính toán nhất định từ vị trí biển báo tốc độ khống chế đối với dòng xe. Cự ly tính toán cần phải phù hợp để đảm bảo dòng xe kịp điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với quy định của biển báo.

- Kết cấu mặt đường:

Trên mặt đường, tại khu vực đo lường sơ cấp được lắp đặt các loại cảm biến đo lường về tải trọng, tốc độ xe, khoảng cách các trục nên đòi hỏi chất lượng thi công tốt, độ bằng phẳng cao và có ít biến dạng, chuyển vị khi có xe tải nặng qua, nhất là xe quá tải. Vì vậy, kết cấu mặt đường tại khu vực đo lường phải sử dụng loại mặt đường bê tông xi măng.

Các tấm bê tông xi măng có gắn cảm biến đo lường và các tấm lân cận phải có chiều dầy đảm bảo sức chịu tải cao hơn bình thường.

Tải trọng thiết kế khi tính toán chiều dầy các tấm bê tông này phải căn cứ mức độ quá tải trên tuyến nhưng tối thiểu phải gấp 2 lần tải trọng trục thiết kế tiêu chuẩn.

Phương pháp tính toán khả năng chịu lực và thiết kế mặt đường bê tông xi măng tuân theo quy định kỹ thuật hiện hành.

- Lân cận khu vực đo lường sơ cấp, phía trước và phía sau khoảng 5~10 m, phải làm bản quá độ cho mặt đường khi độ cứng thay đổi từ mặt đường nhựa sang mặt đường bê tông xi măng, hạn chế lún không đều, làm ảnh hưởng đến chuyển vị hoặc biến dạng của đoạn đường gắn thiết bị đo lường.

- Hàng cọc tiêu phân cách mềm: Khi ở khu vực đo lường sơ cấp có 2 làn trở lên thì giữa các làn phải cắm hàng cọc tiêu chất dẻo để phân cách giữa các làn, nhằm giữ cho các xe đi đúng làn quy định.

- Các giá long môn:

Có ba giá long môn được bố trí tại khu vực đo lường sơ cấp nhằm báo hiệu và gắn treo thiết bị dò đọc, nhận biết kích thước, biển số:

+ Giá long môn thứ nhất: Đặt tại đầu khu vực đo lường sơ cấp. Giá long môn này dùng để treo gắn các biển báo loại xe qua và đèn đóng mở trên từng làn;

+ Giá long môn thứ hai: Đặt tại khoảng giữa khu vực đo lường sơ cấp, ngay sau vị trí gắn thiết bị cân động ở tốc độ cao, tốc độ thấp và các thiết bị đo khoảng cách trục xe. Giá long môn này dùng để treo gắn camera dò đọc biển số xe, camera giám sát và các thiết bị dò quét kích thước xe sơ bộ trên từng làn;

+ Giá long môn thứ ba: Đặt ở khoảng cuối của khu vực đo lường sơ cấp. Giá long môn này dùng để treo gắn đèn chỉ hướng tiếp theo và biển báo điện tử VMS trên từng làn. Khoảng cách giữa giá long môn thứ hai và giá long môn thứ ba được tính toán cụ thể theo thực tế mỗi trạm.

Tĩnh không của các giá long môn phải đảm bảo chiều cao tĩnh không từ 5 m đến 5,5 m sau khi đã treo gắn các trang thiết bị.

- Dải phân cách mềm giữa làn xe mô tô, xe gắn máy và làn xe ô tô trong trường hợp các trạm KTTTX có quy mô đơn giản và quy mô vừa cần phải được thiết kế đảm bảo an toàn. Sử dụng loại kết cấu giảm sát thương cho người đi xe máy và chống va cả hai mặt. Làn xe mô tô, xe gắn máy cần có thanh chắn hạn chế độ cao để ngăn chặn xe quá tải đi vào.

Trạm kiểm tra tải trọng xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân là gì? Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm nào?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe như thế nào? Trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí ra sao?
Pháp luật
Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ là gì? Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện theo nguyên tắc chung nào?
Pháp luật
Chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Vị trí trạm kiểm tra tải trọng xe được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc nào? Có mấy hình thức trạm kiểm tra tải trọng xe?
Pháp luật
Lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như thế nào?
Pháp luật
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng những yêu cầu gì? Và trạm hoạt động vào thời gian nào?
Pháp luật
Trạm trưởng tại Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ có cần tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành giao thông vận tải không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm kiểm tra tải trọng xe
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,290 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm kiểm tra tải trọng xe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trạm kiểm tra tải trọng xe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào