Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?

Quy định kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC theo quy chuẩn mới được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Thy (Bảo Lộc).

Kỹ thuật quốc gia về khả năng áp dụng các phép đo phát xạ, cấu hình đo phát xạ EMC được quy định theo quy chuẩn nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 18:2022:BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện, quy định về khả năng áp dụng các phép đo phát xạ , cấu hình đo phát xạ phát xạ EMC như sau:

- Khả năng áp dụng các phép đo phát xạ:các phép đo phát xạ cho thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ liên quan phải đo kiểm được liệt kê theo Bảng 1

- Cấu hình đo:

+ Thực hiện phép đo phát xạ dẫn cho tất cả các thiết bị vô tuyến có các kết nối hữu tuyến.

+ Không bắt buộc thực hiện phép đo phát xạ bức xạ trên cổng ăng ten và/hoặc cổng vỏ đối với thiết bị vô tuyến.

+ Thực hiện các phép đo khi EUT làm việc đúng chức năng và ở chế độ tạo ra phát xạ lớn nhất trong băng tần đang khảo sát;

+ Phải thiết lập cấu hình thiết bị ở chế độ hoạt động bình thường như trong thực tế;

+ Nếu thiết bị được đo kiểm là một phần của hệ thống hoặc được kết nối với thiết bị phụ trợ thì phải đo thiết bị khi kết nối với thiết bị phụ trợ với cấu hình đại diện tối thiểu cần thiết để thử các cổng;

+ Nếu thiết bị có nhiều cổng, phải chọn số cổng đủ để mô phỏng các điều kiện hoạt động thực tế và để đảm bảo kiểm tra được hết các loại kết cuối khác nhau;

+ Phải kết nối các cổng hoặc với phần thiết bị mà khi hoạt động bình thường nó được nối đến hoặc đến đoạn cáp có kết cuối phù hợp để mô phỏng trở kháng của thiết bị được nối đến.

+ Phải ghi lại cấu hình và chế độ hoạt động của thiết bị khi đo kiểm trong báo cáo đo.

Quy định kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ phát xạ EMC theo quy chuẩn mới quy định như thế nào?

Quy định kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ phát xạ EMC theo quy chuẩn mới quy định như thế nào? (Hình từ Internet).

Quy chuẩn về các phép đo phản xạ EMC được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 QCVN 18:2022:BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện, quy định về tổng quan các phép đo xạ pháp xạ EMC như sau:

Phát xạ từ cổng vỏ

Phép đo này chỉ áp dụng đối với cổng vỏ của thiết bị phụ trợ không gắn liền trong thiết bị vô tuyến và được đánh giá độc lập với thiết bị vô tuyết liên quan của nó.

Thực hiện phép đo trên cấu hình đại diện cho thiết bị phụ trợ.

Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC

Phép đo này chỉ áp dụng cho thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ để sử dụng cố định nhằm kết nối với mạng điện DC lân cận hoặc nối đến ắc quy trong với cáp kết nối có chiều dài hơn 3 m

Nếu cáp nguồn DC của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ ngắn hơn hoặc bằng 3 m, dùng để đấu nối trực tiếp tới bộ nguồn cung cấp điện AC/DC riêng thì phải thực hiện phép đo trên cổng đầu vào nguồn điện AC của bộ cung cấp nguồn như quy định trong tiểu mục 2.1.5 QCVN 18:2022:BTTTT. Nếu cáp nguồn DC này dài hơn 3 m thì phải thực hiện thêm phép đo trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ.

Nếu cáp nguồn DC giữa thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ và bộ biến đổi nguồn DC/DC riêng ngắn hơn hoặc bằng 3 m thì phép đo có thể được giới hạn trên cổng đầu vào nguồn DC của bộ biến đổi nguồn này. Nếu cáp nguồn DC dài hơn 3 m thì phép đo phải được thực hiện thêm trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ.

Phải thực hiện phép đo này trên cấu hình đại diện của thiết bị vô tuyến, thiết bị phụ trợ liên quan hoặc cấu hình đại diện của tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Phép đo này nhằm đánh giá mức tạp âm điện nội xuất hiện trên các cổng đầu vào/đầu ra nguồn điện DC.

Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn điện AC

Phép đo này áp dụng cho thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ sử dụng cố định được cấp nguồn điện lưới AC.

Phải thực hiện phép đo này trên cấu hình đại diện cho thiết bị vô tuyến, thiết bị phụ trợ liên quan hoặc cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Phép đo này đánh giá mức tạp âm điện nội xuất hiện trên các cổng vào/ra nguồn điện lưới AC.

Phát xạ từ cổng mạng hữu tuyến

Phép đo kiểm này áp dụng cho thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ sử dụng cố định, có các cổng mạng hữu tuyến.

Phải thực hiện phép đo này trên cấu hình đại diện cho thiết bị vô tuyến, thiết bị phụ trợ liên quan hoặc cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Phép đo kiểm này đánh giá mức phát xạ không mong muốn tại các cổng mạng hữu tuyến.

Kỹ thuật quốc gia về phương pháp đo của các phép đo xạ phát xạ EMC được quy định theo quy chuẩn nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 QCVN 18:2022:BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện, quy định về phương pháp đo các phép đo xạ pháp xạ EMC như sau:

Phát xạ từ cổng vỏ

- Phương pháp đo: Phương pháp đo phải phù hợp với Điều 2.2 QCVN 118:2018/BTTTT.

Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC

- Phương pháp đo:

+ Đối với thiết bị vô tuyến di động và thiết bị phụ trợ đấu nối tới bo mạch chủ DC của phương tiện vận tải, phải sử dụng một mạng giả (AN) như quy định trong CISPR 25 và được nối tới nguồn điện DC.

+ Đối với tất cả các thiết bị khác, áp dụng các yêu cầu quy định trong Điều 2.3 QCVN 118:2018/BTTTT để đo cổng nguồn điện lưới AC.

+ Dải tần số đo mở rộng từ 150 kHz đến 30 MHz. Khi EUT là một máy phát hoạt động trên tần số dưới 30 MHz thì dải tần số loại trừ cho máy phát được áp dụng cho phép đo ở chế độ phát.

+ Đối với phép đo phát xạ trên các cổng đầu ra DC thì cổng liên quan cần phải được đấu nối tới tải tiêu thụ nguồn qua AMN/AN.

Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn điện AC

- Phương pháp đo:

+ Phương pháp đo phải phù hợp với Điều 2.3 QCVN 118:2018/BTTTT và sử dụng mạng nguồn giả (AMN) để nối tới nguồn điện lưới AC.

+ Dải tần số đo mở rộng từ 150 KHz đến 30 MHz. Khi EUT là một máy phát hoạt động ở tần số dưới 30 MHz thì dải tần số loại trừ của máy phát được áp dụng cho phép đo ở chế độ phát.

+ Đối với phép đo phát xạ tại các cổng đầu ra AC của EUT, cổng liên quan phải được đấu nối qua AMN tới tải tiêu thụ nguồn. Trong trường hợp khi cổng ra AC được đấu nối trực tiếp (hoặc qua bộ ngắt mạch) tới cổng đầu vào nguồn AC của EUT thì không cần đo kiểm cổng đầu ra nguồn AC.

Phát xạ từ cổng mạng hữu tuyến

Phương pháp đo phải phù hợp với Điều 2.3 QCVN 118:2018/BTTTT,

Dải tần số đo kiểm mở rộng từ 150 KHz đến 30 MHz. Khi EUT là máy phát hoạt động ở tần số dưới 30 MHz thì băng tần loại trừ của máy phát được áp dụng cho phép đo ở chế độ phát.


Phép đo phát xạ
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Pháp luật
Đất dân dụng là gì? Khi tổ chức không gian toàn đô thị việc tính toán chỉ tiêu đất dân dụng phải đảm bảo nguyên tắc nào? Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phép đo phát xạ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,547 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phép đo phát xạ Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phép đo phát xạ Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào