Quy định mẫu biên bản thỏa thuận về việc cử đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý?
Mẫu biên bản thỏa thuận về việc cử đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý?
Trường hợp có nhiều hơn một chủ đầu tư tham gia thực hiện dự án dược liệu quý thì mỗi bên tham gia thực hiện dự án sẽ là mỗi thành viên liên kết.
Do đó, các bên phải có biên bản thỏa thuận về việc đơn vị nào sẽ là đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý.
Các thành viên liên kết có thể tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận về việc cử đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý theo mẫu B1.7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BYT như sau:
Tải mẫu biên bản thỏa thuận về việc cử đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý: Tại đây.
Quy định mẫu biên bản thỏa thuận về việc cử đơn vị làm chủ trì liên kết thực hiện dự án dược liệu quý? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào sẽ được đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung quyết định như sau:
- Mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Đối tượng:
+ Các dự án phát triển sâm và dược liệu quý có hoạt động ở các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong vùng;
+ Thôn, xã, huyện, tỉnh nơi triển khai dự án.
- Nội dung:
+ Địa phương nơi triển khai dự án căn cứ điều kiện thực tế hỗ trợ, bố trí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đủ môi trường rừng để triển khai dự án;
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước) để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu. Ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu;
+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, cơ sở bảo quản dược liệu quý và mua sắm trang thiết bị trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ;
+ Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh;
+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng;
+ Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi;
+ Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm;
+ Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ 01 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm;
+ Hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống kết nối chuỗi giá trị dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng; xúc tiến thương mại cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện phương án phát triển dược liệu và phê duyệt dự án; xây dựng, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện ở địa phương;
+ Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách đối với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Theo đó, dự án phát triển sâm, trồng dược liệu quý tại địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có sử dụng từ 50% lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ phát triển cùng trồng dược liệu quý.
Những dự án dược liệu quý như thế nào sẽ được ưu tiên thực hiện?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án dược liệu quý
1. Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) và các quy định pháp luật có liên quan về nuôi trồng, quản lý và khai thác dược liệu.
2. Phát triển dự án dược liệu quý phải gắn với bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo đảm các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
3. Các dự án dược liệu quý triển khai trên đất rừng phải bảo đảm kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo quy định của pháp luật.
4. Ưu tiên lựa chọn các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ, dự án ứng dụng công nghệ cao và các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.
Như vậy những dự án dược liệu quý có sử dụng từ 50% lao động nữ trở lên, dự án ứng dụng công nghệ cao và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở địa bàn thực hiện dự án sẽ được ưu tiên lựa chọn để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?