Quy định mới nhất về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Kiểm soát viên cao cấp thị trường là gì?
Chức trách của Kiểm soát viên cao cấp thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT về chức trách của Kiểm soát viên cao cấp thị trường như sau:
"Điều 5. Kiểm soát viên cao cấp thị trường
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của lực lượng Quản lý thị trường; chịu trách nhiệm chủ trì, tham mưu hoạch định chính sách, chiến lược, đề án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực thi pháp luật về quản lý thị trường với quy mô lớn, độ phức tạp cao trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn được giao phụ trách."
Nhiệm vụ của Kiểm soát viên cao cấp thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT về nhiệm vụ của Kiểm soát viên cao cấp thị trường như sau:
"Điều 5. Kiểm soát viên cao cấp thị trường
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Chủ trì tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề tài, đề án và công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường và các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quản lý thị trường;
c) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn nhiều tỉnh hoặc liên quan đến quốc tế;
d) Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
đ) Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của lực lượng Quản lý thị trường;
e) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao."
Quy định mới nhất năm 2022 về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Kiểm soát viên cao cấp thị trường là gì?
Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên cao cấp thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm soát viên cao cấp thị trường như sau:
"Điều 5. Kiểm soát viên cao cấp thị trường
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường; nắm vững hệ thống chính trị, nguyên tắc quản lý hành chính, chế độ công vụ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước; nắm vững kiến thức về quản lý kinh tế, pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình, xu thế phát triển ngành, lĩnh vực quản lý thị trường trong nước và thế giới;
b) Nắm vững quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy trình, thủ tục, trình tự thanh tra, kiểm tra và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;
c) Có năng lực nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
d) Có năng lực trong việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá thực hiện cơ chế, chính sách, hệ thống hóa và đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
e) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của lực lượng Quản lý thị trường;
g) Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác quản lý nhà nước của lực lượng Quản lý thị trường;
h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
Công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT thì công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường cần đáp ứng yêu cầu sau đây:
"Điều 5. Kiểm soát viên cao cấp thị trường
...
5. Yêu cầu đối với công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường:
a) Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên chính thị trường thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường và tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu hoặc chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đề án kiểm tra, xử lý vi phạm đối với ngành hàng, nhóm hàng, lĩnh vực hoặc đề án kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được ban hành. Cụ thể:
Có quyết định của người có thẩm quyền thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Có quyết định của người có thẩm quyền thành lập Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, đề án của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?