Quy định mới về đề án phân loại đô thị? Ai có thẩm quyền thẩm định đề án phân loại đô thị?
Quy định mới về việc lập đề án phân loại đô thị?
Hiện nay Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 vừa được ban hành, đã có những quy định sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về việc lập đề án phân loại đô thị.
Theo đó, quy định mới bổ sung nội dung cụ thể về các trường hợp lập đề án phân loại đô thị, sửa đổi về trách nhiệm lập đề án và quy định chi tiết về những thành phần cần chuẩn bị cho đề án.
Cụ thể các quy định được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 như sau:
- Các trường hợp lập đề án phân loại đô thị bao gồm:
+ Phân loại đô thị trên cơ sở nguyên trạng thành phố, thị xã, thị trấn hiện có;
+ Phân loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn có dự kiến điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính không trùng với phạm vi đô thị hiện có;
+ Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai.
- Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại V trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.
- Đề án đề nghị công nhận đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị gồm:
+ Phần thuyết minh đề án nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý, phạm vi lập báo cáo; khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị; thực trạng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt; đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp thông tin, số liệu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phân loại đô thị; báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo; kết luận và kiến nghị;
+ Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý; ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; bảng biểu số liệu liên quan và bản vẽ thu nhỏ (A3) được đóng dấu xác nhận gồm sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch giai đoạn ngắn hạn (02 bản thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật); báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết này đối với các đô thị hiện có trên địa bàn trong trường hợp đề án phân loại đô thị loại đặc biệt, loại I để dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương.
Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đô thị là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố;
+ Phim minh họa thực trạng phát triển của đô thị đề nghị phân loại (khoảng 20 phút).
Quy định mới về đề án phân loại đô thị? Ai có thẩm quyền thẩm định đề án phân loại đô thị? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thẩm định đề án phân loại đô thị?
Trước đây, tại khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 quy định trách nhiệm thẩm định đề án phân loại đô thị thuộc về Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng
Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 đã có quy định sửa đổi, bổ sung về vấn đề này như sau:
Lập, thẩm định đề án phân loại đô thị
...
4. Trách nhiệm thẩm định đề án được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV; Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập hội đồng thẩm định liên ngành; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định và tổ chức thẩm định đề án;
b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại V; thực hiện rà soát, kiểm tra hồ sơ đề án phân loại đô thị đối với đề án khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện lập; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn của bộ, ngành có liên quan tổ chức khảo sát để phục vụ thẩm định và tổ chức việc thẩm định đề án;
c) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án theo nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình thẩm định đề án; trình người có thẩm quyền quyết định phân loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định và hồ sơ đề án phân loại đô thị đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định.
Nội dung thẩm định đề án phân loại đô thị theo quy định mới?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 có quy định về nội dung thẩm định đề án gồm:
+ Cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục lập đề án;
+ Sự phù hợp với các quy hoạch, quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Rà soát, khảo sát, kiểm tra thực trạng phát triển đô thị, đối chiếu thông tin, số liệu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị trong nội dung đề án với các mức quy định tại Nghị quyết này;
+ Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị.
Quy định mới này tuy có sự thay đổi nhưng không có sự quá khác biệt so với quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?