Quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất từ 7/10/2024 tại Thành phố Hà Nội như thế nào?
Quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất từ 7/10/2024 tại Thành phố Hà Nội như thế nào?
Xem thêm: Tổng hợp quy định tách thửa, hợp thửa đất 63 tỉnh thành mới nhất
Căn cứ tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất (thực hiện khoản 4 Điều 220 Luật Đất đai 2024) như sau:
(1) Điều kiện tách thửa đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở):
- Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND, trừ các trường hợp:
+ Thửa đất thuộc dự án theo quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 31 Luật Nhà ở 2023;
+ Thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch tỷ lệ 1/500 chi tiết đến từng thửa đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
+ Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
- Việc tách thửa đối với thửa đất ở phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện sau:
Phân loại xã để làm căn cứ xác định điều kiện tách thửa đất được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
(2) Điều kiện tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):
- Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND, trừ các trường hợp:
+ Thửa đất được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản;
+ Thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết đến từng thửa đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích, đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa và quy định khác của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Việc tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp phải đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện sau:
Phân loại xã để làm căn cứ xác định điều kiện tách thửa đất được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
- Trường hợp đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp do được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị định 17/2006/NĐ-CP thì phải đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
(3) Điều kiện tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp:
- Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, trừ các trường hợp:
+ Thửa đất nằm trong phạm vi ranh giới khu vực dồn điền, đổi thửa theo Chương trình của Thành ủy Hà Nội;
+ Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
- Việc tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện sau:
+ Trường hợp thửa đất nằm trong ranh giới khu dân cư phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
+ Trường hợp thửa đất nằm ngoài ranh giới khu dân cư thì thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng như sau:
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp chia tách khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai thì phải tổ chức xét duyệt điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thửa đất gốc (thửa đất ban đầu).
(4) Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi thì việc tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Đáp ứng nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024;
- Lối đi được hình thành phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên đối với các phường, thị trấn và từ 4m trở lên đối với các xã còn lại;
- Thửa đất mới được hình thành (không bao gồm diện tích lối đi) phải đảm bảo đồng thời các điều kiện của loại đất tách trong thửa đất đó được quy định tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
(5) Trường hợp trong cùng thửa đất có nhiều loại đất có mục đích sử dụng đất khác nhau thì việc tách thửa đất phải đáp ứng đồng thời các điều kiện của loại đất tách thửa quy định tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh 61/2024/QĐ-UBND.
(6) Việc tách thửa đất đồng thời hợp thửa đất phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024.
Quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất từ 7/10/2024 tại Thành phố Hà Nội như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục tách thửa, hợp thửa đất mới nhất 2024 thực hiện thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất thực hiện như sau:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP, gồm:
- Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Văn phòng đăng ký đất đai;
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, đối chiếu quy định tại Điều 220 của Luật Đất đai 2024 để xác định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất; kiểm tra các thông tin về người sử dụng đất, ranh giới, diện tích, loại đất của các thửa đất trên hồ sơ lưu trữ, hồ sơ do người sử dụng đất nộp và thực hiện như sau:
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ cho người sử dụng đất và thông báo rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất nhưng Giấy chứng nhận đã cấp không có sơ đồ thửa đất hoặc có sơ đồ thửa đất nhưng thiếu kích thước các cạnh hoặc diện tích và kích thước các cạnh không thống nhất thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và thông báo rõ lý do cho người sử dụng đất để thực hiện đăng ký biến động đất đai;
- Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất kèm các thông tin thửa đất vào Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất, đồng thời xác nhận vào Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất để hoàn thiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với các thửa đất sau tách thửa, hợp thửa, trừ trường hợp Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện;
- Thông tin chính thức của các thửa đất sau tách thửa, hợp thửa chỉ được xác lập và chỉnh lý vào bản đồ địa chính sau khi người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho thửa đất sau tách thửa, hợp thửa.
Lưu ý:
- Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất mà không thay đổi người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các thửa đất sau khi tách thửa đất, hợp thửa đất; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp.
- Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất mà có thay đổi người sử dụng đất thì thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 37, Điều 43 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Hồ sơ tách thửa, hợp thửa gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK
Tải về Mẫu số 01/ĐK
- Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;
- Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất, hợp thửa đất (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?