Quy định về biểu tiến độ thi công chi tiết? Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải?
Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về giải quyết tranh chấp như sau:
“21. Giải quyết tranh chấp
21.1. Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.
21.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì một bên có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.”
Theo đó, khi có phát sinh các tranh chấp thì chủ đầu tư và Nhà thầu cần giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì một bên có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.
Ngày khởi công và ngày hoàn thành dự kiến của Công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về ngày khởi công và ngày hoàn thành dự kiến như sau:
Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện Công trình vào Ngày khởi công quy định tại ĐKCT và phải tiến hành thi công Công trình theo đúng Biểu tiến độ thi công chi tiết do Nhà thầu trình và được Chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải hoàn thành thành dự Công trình vào Ngày hoàn thành dự kiến quy định tại ĐKCT.
Quy định về biểu tiến độ thi công chi tiết? Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải? (Hình từ internet)
Biểu tiến độ thi công chi tiết được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về biểu tiến độ thi công chi tiết như sau:
"23. Biểu tiến độ thi công chi tiết
23.1. Trong khoảng thời gian quy định tại ĐKCT, Nhà thầu độ thi công I phải trình Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận Biểu tiến độ thi chi tiết công chi tiết bao gồm các nội dung sau:
a) Trình tự thực hiện công việc của Nhà thầu và thời gian thi công dự tính cho mỗi giai đoạn chính của Công trình;
b)Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định được nêu cụ thể trong Hợp đồng;
c) Báo cáo kèm theo gồm: báo cáo chung về các phương pháp mà Nhà thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công Công trình; số lượng nhân sự và thiết bị của Nhà thầu cần thiết trên Công trường cho mỗi giai đoạn chính.
23.2. Nhà thầu phải thực hiện theo Biểu tiến độ thi công chi tiết sau khi bảng này được Chủ đầu tư chấp thuận.
23.3, Việc Chủ đầu tư chấp thuận Biểu tiến độ thi công chi tiết sẽ không thay thế các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu có thể điều chỉnh Biểu tiến độ thi công chi tiết (trong đó thể hiện rõ tác động của các thay đổi và Sự kiện bồi thường) và trình lại cho Chủ đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào.
23.4. Nhà thầu phải theo dõi tiến độ Công trình và trình Chủ
đầu tư xem xét báo cáo tiến độ và Biểu tiến độ thi công chỉ tiết đã cập nhật (trong đó thể hiện rõ tiến độ thực tế, tác động đối với các công việc còn lại) vào những thời điểm không muộn hơn thời gian quy định tại ĐKCT. Trường hợp Nhà thầu không trình Biểu tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm trên, Chủ đầu tư có thể giữ lại một số tiền quy định tại ĐKCT trong kỳ thanh toán tiếp theo. Số tiền này sẽ được thanh toán ở kỳ thanh toán kế tiếp sau khi Nhà thầu trình Biểu tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật. Ngoài các báo cáo tiến độ, Nhà thầu phải lập tức thông báo cho Chủ đầu tư bất kỳ nghi vấn, sự cố hoặc tai nạn trong Công trường, đã hoặc sẽ chắc chắn gây ảnh hưởng bất lợi đáng kể đối với môi trường, các cộng đồng bị ảnh hưởng, nhân sự của Chủ đầu tư hoặc nhân sự của Nhà thầu, Điều này bao gồm bất kỳ sự cố, tai nạn gây tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng, ảnh hưởng bất lợi đáng kể
Nhà thầu phải lập tức thông báo cho Chủ đầu tư bất kỳ nghi I vấn, sự cố hoặc tai nạn xảy ra trong các cơ sở của các Nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp liên quan đến Công trình, đã hoặc sẽ chắc chắn gây ảnh hưởng bất lợi đáng kể đối với môi trường, các cộng đồng bị ảnh hưởng, nhân sự của Chủ đầu tư, nhân sự của Nhà thầu, và nhân sự của các Nhà thầu phụ và các nhà cung cấp, ngay khi được biết về nghi vấn, sự cố hoặc tai nạn đó, Thông báo của Nhà thầu phải bao gồm đầy đủ thông tin về các sự cổ và tai nạn như vậy. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ chi tiết về các sự cố hay tai nạn đó cho Chủ đầu tư trong khoảng thời gian được Chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải yêu cầu các Nhà thầu phụ và các nhà cung cấp của mình lập tức thông báo cho Nhà thầu các sự cổ và tai nạn như quy định trong khoản này.”
Như vậy, Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì một bên có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?