Quy định về cấp Giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
- Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa?
- Quy mô công trình để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa?
- Để được cấp Giấy phép xây dựng thì tốn chi phí bao nhiêu?
- Nguyên tắc chung trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định như thế nào?
- Nội dung quản lý và phân cấp quản lý trật tự xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa?
Theo Điều 1 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa thì người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng được quy định như sau:
- Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; Công trình nằm trên địa bàn từ hai (02) huyện, thị xã, thành phố trở lên (trừ công trình quy định tại Khoản 2 Điều này).
- Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc ranh giới quản lý của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, gồm: Công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; Công trình nằm trên địa bàn từ hai (02) huyện, thị xã, thành phố trở lên.
- Điều kiện thực hiện ủy quyền: Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chỉ thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng khi đảm bảo các điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Thời gian ủy quyền: Đến hết ngày 31/12/2022.
Điều kiện để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa? Để được cấp Giấy phép xây dựng thì tốn chi phí bao nhiêu?
Quy mô công trình để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa?
Theo Điều 2 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa thì điều kiện để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa bao gồm: Công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn có quy mô xây dựng không quá 03 tầng (không xây dựng tầng hầm hoặc bán hầm), chiều cao công trình không quá 12,0 m, tổng diện tích sàn không quá 250,0 m2. Đối với công trình sử dụng vào mục đích phục vụ cộng đồng, an sinh xã hội, các công trình khác có nhu cầu vượt quá quy mô nêu trên phải được UBND tỉnh chấp thuận trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
Để được cấp Giấy phép xây dựng thì tốn chi phí bao nhiêu?
Theo Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND của tỉnh Thanh Hóa thì lệ phí cấp Giấy phép xây dựng được quy định như sau:
Đối tượng chịu lệ phí:
- Hộ gia đình, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức là chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Mức thu:
STT | Nội dung | Mức thu |
1 | Xây dựng nhà ở riêng lẻ | 75.000 |
2 | Xây dựng các công trình khác | 150.000 |
3 | Di dời công trình | 100.000 |
4 | Điều chỉnh giấy phép xây dựng | 150.000 |
5 | Cấp lại hoặc Gia hạn giấy phép xây dựng. | 10.000 |
Đơn vị: Đồng/giấy phép
- Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
Nguyên tắc chung trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 26/2021/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa thì nguyên tắc chung trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc chung trong công tác quản lý trật tự xây dựng
1. Tất cả công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh (trừ các công trình thuộc bí mật nhà nước) phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.
2. Mọi thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý theo quy định.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm không chồng chéo, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.
4. Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, dung túng, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Nội dung quản lý và phân cấp quản lý trật tự xây dựng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo Điều 4 và Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 26/2021/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa thì nội dung quản lý và phân cấp quản lý trật tự xây đụng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định như sau:
"Điều 4. Nội dung quản lý trật tự xây dựng
1. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra việc thi công xây dựng công trình theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, e, g, h, i khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Điều 5. Phân cấp quản lý trật tự xây dựng và tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng
1. Phân cấp cho UBND cấp huyện:
a) Quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý trừ công trình quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này.
b) Tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình được phân cấp quản lý trật tự xây dựng theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Phân cấp cho UBND cấp xã:
a) Quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ và các công trình khác được quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ trên địa bàn quản lý.
b) Tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình được phân cấp quản lý trật tự xây dựng theo quy định tại điểm a khoản này (đối với các công trình theo quy định phải thực hiện thông báo khởi công xây dựng)."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?